25/01/2013 08:33 GMT+7

Chỉ giải quyết phần ngọn...

Ông Nguyễn Thành Phương (chủ tịch UBND P.16, Q.Gò Vấp):
Ông Nguyễn Thành Phương (chủ tịch UBND P.16, Q.Gò Vấp):

TT - Liên quan đến thông tư 30 của Bộ Y tế về điều kiện với các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống và thực phẩm đường phố, lãnh đạo UBND một số phường tại TP.HCM đã nhìn nhận như vậy

ZQzk7yhc.jpgPhóng to
Lãnh đạo UBND nhiều phường cho rằng không thể quản lý hàng quán bán rong theo quy định tại thông tư 30 - Ảnh: Thuận Thắng

Ông Nguyễn Tài (phó chủ tịch UBND P.6, Q.5):

Chúng tôi không đủ người

Trên địa bàn P.6 có gần 70 điểm hàng ăn vỉa hè có báo với phường về chỗ kinh doanh. UBND phường chỉ nắm vậy chứ không có hồ sơ quản lý, vì các chủ hàng quán này không đăng ký kinh doanh, không có giấy phép, không đóng thuế... Với 70 điểm kinh doanh này, chúng tôi có thể kiểm tra và xử lý được về tiêu chuẩn bàn ghế, giấy khám sức khỏe của người chủ hàng quán, khi nào phát hiện các điểm bán hàng ăn này vi phạm vệ sinh môi trường thì xử lý...

UBND phường chỉ có thể vận động và kiểm tra được giấy khám sức khỏe của người chủ hàng quán. Còn những người làm thuê (nấu ăn, bưng bê trong quán) rất khó kiểm soát và bắt buộc họ có giấy khám sức khỏe vì họ thay đổi chỗ làm liên tục. Còn những điều kiện khác rất khó kiểm tra như nguồn gốc nguyên liệu, hóa đơn chứng từ khi mua thực phẩm, người chế biến thức ăn có đeo găng tay hay không. Nếu muốn “bắt” những lỗi này để “xử” thì phải có cán bộ tuần tra thường trực. Chúng tôi không đủ người để làm.

Ông Tô Trung Kiệt (chủ tịch UBND P.15, Q.10):

Cần biện pháp căn cơ

UBND phường không thể quản lý những hàng quán bán rong. Thứ nhất vì họ bán không có địa điểm cố định, thường là lấn chiếm lòng lề đường nên không được công nhận. Thứ hai, người bán hàng rong cư trú ở những địa phương khác, đến bán rong nơi này một tiếng, nơi kia vài phút chứ không bán cố định, không ở lâu nên rất khó kiểm tra, xử lý.

UBND phường chỉ quản lý những hàng quán vỉa hè có chỗ bán cố định. Nhưng không thể “quản” hết những nội dung theo thông tư 30. Cán bộ phường đi kiểm tra chủ yếu xem chỗ buôn bán có sạch sẽ hay không và vận động người dân khám sức khỏe.

UBND phường không thể kiểm tra về nguồn gốc thực phẩm để chế biến thức ăn của những hàng quán vỉa hè. Quán ăn vỉa hè thường có số lượng thức ăn bán trong ngày rất ít. Vì vậy, chủ quán mua thực phẩm ở những chợ lưu động, không có hóa đơn, chứng từ, và họ cũng không thể ghi chép sổ sách về quá trình chế biến, điểm mua từng loại thực phẩm. Các hàng quán bán thức ăn dày đặc nên cán bộ phường khó kiểm tra để phát hiện ai chế biến thực phẩm không đeo găng tay. Cơ bản là không có người làm.

Theo tôi, những vụ việc cụ thể như thế này cần phải có biện pháp giải quyết căn cơ hơn. Ví dụ cần phải quản lý chất lượng thực phẩm từ gốc ở các điểm cung cấp thực phẩm, những điểm giết mổ gia súc gia cầm lớn, không cho đưa ra thị trường thực phẩm bẩn...; hoặc có thể thu phí sử dụng xe máy qua giá xăng... Cách giao trách nhiệm cho UBND phường “gặp đâu bắt đấy” như hiện nay chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề, chưa phải là cách làm hay. Khi xây dựng những quy định trên, các địa phương cũng đã góp ý những nội dung này nhưng chưa được các cơ quan chức năng tiếp thu thấu đáo.

Ông Trần Đức Phương (phó chủ tịch UBND P.14, Q.Tân Bình):

Rất khó thực hiện

Hiện nay, UBND phường đã thành lập một tổ liên ngành gồm hai cán bộ phụ trách kinh tế của phường, cán bộ của trạm y tế và các lực lượng khác. Tổ liên ngành này sẽ kiểm tra theo lịch hằng tuần hoặc hằng tháng, chọn những tuyến phố có tập trung nhiều điểm bán hàng ăn lề đường để kiểm tra.

Hiện chúng tôi đang thống kê để nắm toàn phường có bao nhiêu điểm bán thức ăn lề đường cố định để kiểm tra, xử lý. Chưa biết sẽ xử lý được ở mức nào, nhưng khó xử lý được triệt để tất cả những nội dung theo tinh thần của thông tư 30. Cơ bản là chúng tôi không có người để làm. Hiện tại UBND phường chỉ có hai người phụ trách mảng kinh tế nhưng ngoài việc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm lề đường, hai người này còn kiêm nhiệm hơn 10 đầu việc khác thuộc lĩnh vực kinh tế. Hiện phường không đủ nhân sự quản lý chuyên ngành nên tất cả nhân viên, cán bộ đều phải kiêm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ. Một khi đã kiêm nhiệm thì không thể dành hết thời gian cho một việc được.

Ông Nguyễn Thành Phương (chủ tịch UBND P.16, Q.Gò Vấp):

Bị “bán cái” trách nhiệm

Việc quản lý các cơ sở ăn uống trên địa bàn phường hiện nay chỉ dừng lại ở những cơ sở, đơn vị có đăng ký, địa chỉ cụ thể rõ ràng. Lực lượng phường xuống kiểm tra, nhắc nhở những người trực tiếp bán hàng ăn, uống đi học các lớp về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do trạm y tế phường hoặc trung tâm y tế tổ chức. Đa số các trường hợp này khi được vận động, nhắc nhở họ đều tham gia. Đến việc yêu cầu khám sức khỏe thì họ cũng chấp hành. Nhưng với đòi hỏi của ngành y tế: thực phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng, có nhà sản xuất, thời gian sản xuất, hạn dùng... là không khả thi. Nếu phường làm mạnh tay vấn đề này, người buôn bán lại phản ứng ngược lại là “làm khó dễ họ, vì thực phẩm được mua tại các chợ do Nhà nước quản lý nhưng có ông nào ghi được nguồn gốc đâu?”.

Tôi nghĩ việc gì các ngành không quản lý được thì đẩy trách nhiệm cho phường. Rồi qua các cuộc họp Quốc hội hay HĐND thì “bán cái” trách nhiệm “việc này đã giao cho địa phương rồi”. Từ trước đến giờ có rất nhiều chủ trương, quy định liên quan trực tiếp đến các phường được ấn từ trên xuống mặc dù các phường đang trong tình trạng quá tải công việc. Tôi chưa thấy phường được tổ chức lấy ý kiến rằng việc đó phường làm được không, có cần tăng thêm nhân sự gì không, có gặp khó khăn gì không...? Nhưng nếu phường làm không được lại bị kiểm điểm, kỷ luật.

Ông Nguyễn Thành Phương (chủ tịch UBND P.16, Q.Gò Vấp):
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp