31/03/2014 00:01 GMT+7

Chỉ cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể trên 38,5 độ C

congtien_canbiet
congtien_canbiet

Cần biết - Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội cho biết, nửa tháng nay bệnh nhi đến khám tại bệnh viện tăng đột biến, trung bình mỗi ngày 3.200-3.500 trẻ tới khám bệnh.

Do lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tăng đột biến, trong khi số giường bệnh của bệnh viện chỉ xấp xỉ 1.000, đã khiến tình trạng quá tải bệnh viện diễn ra trầm trọng; các y, bác sĩ thường xuyên phải làm việc hết công suất. Nguyên nhân khiến trẻ nhập viện tăng thời điểm này là do thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa, độ ẩm cao, các loại vi khuẩn, virus phát triển mạnh, trong khi sức đề kháng của trẻ còn non yếu, nên rất dễ bị các loại vi khuẩn, virus tấn công.

Các bệnh chủ yếu mà trẻ hay mắc phải là viêm đường hô hấp cấp, viêm phế quản, viêm phổi nặng, một số sốt cao, sốt virus co giật, hoặc biến chứng viêm màng não. Để phòng các bệnh liên quan đến hô hấp, các bác sĩ khuyến cáo những gia đình có trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, cần chú ý đến sự thay đổi của thời tiết để có các biện pháp phòng ngừa.

Cụ thể, thời tiết thay đổi thất thường trong ngày, cùng với độ ẩm không khí cao kéo dài khiến trẻ sơ sinh không kịp thích ứng, đường hô hấp dễ bị tấn công gây viêm phế quản, viêm phổi nguy hiểm. Vì vậy, phụ huynh cần liên tục để ý nhiệt độ cơ thể trẻ. Tránh tình trạng cho trẻ mặc quá nhiều quần áo, hoặc ủ quá ấm khiến trẻ toát mồ hôi và thấm ngược trở lại cơ thể gây các bệnh về đường hô hấp. Đồng thời, cần cung cấp cho trẻ đủ dinh dưỡng và rửa tay cho trẻ thường xuyên để giúp trẻ phòng bệnh trong thời tiết thất thường.

j2rvCojZ.jpg

Hiện nay, nhiều dịch bệnh như sởi, thủy đậu đang tái phát khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ không nên có tâm lý “đám đông”, lo sợ thái quá khi thấy trẻ chỉ có một vài nốt đỏ trên da (có thể do muỗi cắn) đã vội đưa trẻ đến bệnh viện tuyến cao nhất yêu cầu xét nghiệm sởi. Thay vào đó, cần bình tĩnh, theo dõi sức khỏe của trẻ thường xuyên và khi thấy trẻ có các biểu hiện bất thường như sốt, ho, viêm họng, sổ mũi, phát ban, khó thở… thì nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất trên địa bàn để khám.

Nếu thấy bệnh của trẻ tiến triển nặng hơn thì đưa trẻ lên tuyến Trung ương, nhằm tránh tình trạng quá tải trầm trọng tại các cơ sở này cũng như tránh lây chéo các bệnh truyền nhiễm. Bởi đã có nhiều trường hợp bệnh nhi không mắc bệnh nhưng do khi đến khám, bệnh nhân đông đúc, quá tải, dẫn đến tình trạng lây chéo bệnh truyền nhiễm, hậu quả “khi đi lành lặn, khi về rước bệnh”.

Một sai lầm khá phổ biến hiện nay là cha mẹ thường lạm dụng thuốc hạ sốt cho trẻ. Nhiều gia đình, vì tâm lý không muốn con bị sốt cao, khi thấy trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, sờ trán thấy ấm ấm đã cho uống thuốc hạ sốt. Điều này rất nguy hiểm bởi, nếu lạm dụng thuốc hạ sốt, hoặc uống quá nhiều rất dễ dẫn đến suy gan. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý, chỉ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể trẻ trên 38,5 độ C.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

congtien_canbiet
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp