28/05/2021 11:16 GMT+7

Chết vì bệnh phổi mãn tính trở nặng nhưng không dám đi viện vì 'sợ COVID-19'

PHẠM TUẤN
PHẠM TUẤN

TTO - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết bệnh nhân chết vì đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Bệnh nặng lên đã 1 tuần nay nhưng ngại không đi khám vì 'sợ COVID-19'.

Chết vì bệnh phổi mãn tính trở nặng nhưng không dám đi viện vì sợ COVID-19 - Ảnh 1.

Các bệnh nhân có bệnh nền nặng, nếu có biểu hiện bất thường, cần phải đến các bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời - Ảnh: PHẠM TUẤN

Sáng 28-5, thông tin với Tuổi Trẻ Online, PGS.TS Hoàng Bùi Hải - trưởng khoa cấp cứu và hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - cho biết tại bệnh viện vừa có một bệnh nhân chết do đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). 

Đáng nói, bệnh tình của bệnh nhân nặng lên đã 1 tuần nay nhưng ngại không đi khám vì "sợ COVID-19".

"Bệnh nhân nam ở Thanh Xuân, Hà Nội, 85 tuổi, có tiền sử bệnh phổi mãn tính tâm phế mạn, vẫn đang điều trị tại nhà bình thường. 10 ngày gần đây khó thở, lẽ ra phải đi khám, nhưng do dịch COVID-19 nên e ngại, không tới bệnh viện", PGS.TS Hải cho biết.

Khoảng 10h ngày 26-5, bệnh nhân khó thở hơn, sau đó gọi 115 đến đưa đi cấp cứu nhưng đã thở ngáp, nguy kịch.

"Lúc lên xe cấp cứu, mạch bệnh nhân rời rạc, các bác sĩ phải cấp cứu ngừng tuần hoàn ngay trên xe. Từ lúc tiếp cận đến lúc vào viện khoảng 20 phút nhưng lúc tới viện đã ngừng tuần hoàn. Các bác sĩ nỗ lực cấp cứu hơn 15 phút thì tuần hoàn tái lập. Sau đó bệnh nhân được hồi sức tích cực. Tuy nhiên đến ngày 27-5, bị suy đa tạng và không qua khỏi", ông Hải nói thêm.

Theo PGS.TS Hoàng Bùi Hải, tình hình dịch COVID-19 phức tạp rất nguy hiểm với những người có bệnh nền. Tuy nhiên các trường hợp có bệnh nền cần giữ liên hệ với bác sĩ qua các kênh khác nhau để tiếp tục được dùng thuốc và theo dõi tình trạng bệnh, không nên tự xử lý ở nhà.

"Nếu bệnh nhân có bệnh nền như trên có các biểu hiện bất thường như khó thở tăng, mệt mỏi, đau ngực, vã mồ hôi, không tỉnh táo buộc phải báo người nhà đưa đi cấp cứu kịp thời.

Trong bệnh viện có hệ thống sàng lọc, trong cấp cứu cũng sàng lọc kỹ càng để phân loại những bệnh nhân có nguy cơ về COVID-19. Đặc biệt, khi có vấn đề nặng đe dọa tính mạng sẽ cho vào khu riêng, tuy chưa loại trừ được COVID-19 nhưng vẫn được cấp cứu kịp thời", PGS.TS Hải lưu ý.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - cho biết hiện nay bệnh viện là nơi có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 lớn, nên tâm lý lo ngại tới bệnh viện của bệnh nhân là có thể thông cảm.

Để tránh tình trạng người không cần thiết đến viện cũng tới khám, ngược lại người bị bệnh nặng lo sợ lây nhiễm COVID-19 lại ở nhà, các bệnh nhân trước khi đến viện khám nên gọi trước cho các bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán tình trạng bệnh. 

Những ca bệnh nặng sẽ được các bác sĩ khuyên đến viện sớm, cấp cứu kịp thời; các ca nhẹ không cần đến viện sẽ được tư vấn chữa bệnh từ xa.

"Nhiều ca giờ sợ quá nên nhẹ cũng đến viện, trong khi khả năng sàng lọc của mỗi bệnh viện cũng có hạn. Bệnh nhân tới đông quá, nơi sàng lọc chờ đợi sẽ quá tải, cũng là nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Ngược lại, bệnh nhân nặng vì lo sợ nên không tới sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng", giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nói.

Làm sao để phòng COVID-19 khi đi bệnh viện, công viên, quán ăn? Làm sao để phòng COVID-19 khi đi bệnh viện, công viên, quán ăn?

TTO - Tính đến 19-8, cả nước đã ghi nhận 989 ca mắc COVID-19, hơn 1/2 trong số này mắc trong giai đoạn từ 25-7 đến nay. Làm sao phòng bệnh và đảm bảo an toàn trong mùa dịch?

PHẠM TUẤN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp