03/07/2015 15:33 GMT+7

Chèo, tuồng, múa rối nước, cải lương "sống khỏe"

THÂN THỊ THƯ (23 tuổi)
THÂN THỊ THƯ (23 tuổi)

TTO - Thị hiếu của giới trẻ Việt Nam đang dần xa rời các loại hình sân khấu dân gian của dân tộc. Không chỉ có cải lương mà ngay cả chèo, tuồng, bài chòi, múa rối nước... đã trở nên xa lạ và giống như không hợp khẩu vị với nhu cầu thưởng thức của giới trẻ.

Vở cải lương Mai Hắc Ðế - ảnh tư liệu

Trích thư của một người bạn gửi cho một người bạn, vì…

Lúc còn nhỏ mình rất thích xem cải lương, mình vẫn còn nhớ như in một số giọng ca tài tử mà mình vô cùng mến mộ như Bạch Tuyết, Thoại Mỹ, Kim Tử Long, Vũ Linh, Minh Vương... Họ là những nghệ sĩ hát cải lương có chất giọng riêng, đầy cuốn hút; giọng ca của họ đã làm say đắm cả một thế hệ yêu và mê cải lương.

Bây giờ mình thấy thị hiếu của giới trẻ Việt Nam đang dần xa rời các loại hình sân khấu dân gian của dân tộc. Không chỉ có cải lương mà ngay cả chèo, tuồng, bài chòi, múa rối nước... đã trở nên xa lạ và giống như không hợp khẩu vị với nhu cầu thưởng thức của giới trẻ.

Các hình thức giải trí cũng như nhiều loại hình nghệ thuật mới từ phương Tây đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới trẻ hơn là các loại hình sân khấu dân gian. Như một sự gắng gượng, các buổi phát sóng và lưu diễn của chèo, tuồng, múa rối nước, cải lương… chỉ nhận được sự quan tâm theo dõi của rất ít người.

Và, nếu như chúng ta làm một cuộc điều tra khảo sát nhanh (ngay cả bằng mắt), sẽ thấy trong số ít những người theo dõi ấy, chủ yếu là thuộc thế hệ tiền bối, những người sẵn trong lòng có đam mê và đeo đuổi vì nghệ thuật, ngoài ra còn một số ít là các vị khách nước ngoài đến Việt Nam, mới thật sự thưởng thức các chương trình nghệ thuật sân khấu dân gian.

Nếu được nói lên một kỳ vọng nào đó cho Việt Nam trong 20 năm tới, mình chỉ có một mong muốn là các loại hình sân khấu dân gian của dân tộc Việt Nam sẽ được sống lại với một vẻ đẹp mới và hiện đại hơn.

Thực trạng bây giờ nếu đại đa số bạn trẻ vẫn tiếp tục thờ ơ, lãng quên hoặc chối bỏ các loại hình sân khấu dân gian thì trong một tương lai gần, rất gần thôi, cái chết của một nhánh cây nghệ thuật sẽ là niềm nuối tiếc cho cả dân tộc Việt Nam.

Và rồi dù có muốn vực dậy các loại hình sân khấu đó đi chăng nữa thì chỉ còn là một quá khứ vàng son để tưởng nhớ.

Hoặc nói như nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong tạp văn Người Quảng đi ăn mì quảng, khi đoàn cải lương không còn những giọng ca hay thì họ đành phải “gối đầu mỗi đêm” để mơ về dĩ vãng?

Đó là nỗi lòng và cũng là mong ước của mình muốn được giãi bày cùng với cậu.

Trích thư trả lời của một người bạn đến một người bạn, nên…

Thật sự nỗi lòng của cậu mình tin chắc rằng không chỉ có cậu mà còn nhiều người khác nữa cũng vô cùng lo lắng về vấn đề này. Quan tâm đến bản sắc văn hóa Việt qua con đường nghệ thuật luôn là đề tài cấp thiết được cả Nhà nước và người dân quan tâm.

Tất nhiên, phần lớn giới trẻ Việt Nam ta hiện nay chủ yếu là thích hưởng thụ, muốn được thỏa mãn những nhu cầu về nghệ thuật, về giải trí hơn là nghĩ đến việc chính mình sẽ là người cống hiến tài năng cho nghệ thuật.

Đặc biệt với các loại hình sân khấu dân gian, trong suy nghĩ của các bạn ấy nó như là một loại hình nghệ thuật khó tiếp cận. Họ chỉ có thể thưởng thức để biết thêm về một loại hình nghệ thuật sân khấu chứ ít ai sau khi xem xong một vở diễn, một trích đoạn lại có mong muốn mình rồi cũng là một diễn viên hát chèo, hát bội, hát cải lương hay nghệ nhân điều khiển con rối…

Mình có vài ý tưởng và tin rằng có thể giúp công cuộc làm sống lại các loại hình sân khấu dân gian.

Nhà trường là nơi giúp con người lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng cần thiết cho xã hội. Mình sẽ chọn nhà trường làm nơi giáo dục tư tưởng cho thế hệ trẻ những kiến thức về các loại hình sân khấu dân gian. Sẽ tuyệt biết mấy nếu chúng ta có thể khai thác, đầu tư và tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện việc truyền đạt kiến thức về các loại hình sân khấu dân gian cho các bạn trẻ.

Ở cấp tiểu học, có thể tổ chức cho các em xem những buổi biểu diễn về một loại hình sân khấu dân gian nào đó trong những dịp tổ chức văn nghệ, hoạt động ngoại khóa, hoặc có thể tổ chức theo định kỳ (mỗi tháng, mỗi kỳ học, mỗi năm học)... Có thể tổ chức cho các em những đợt đi thăm và tìm hiểu về các loại hình sân khấu dân gian tại các nhà hát, nhà lưu diễn, đoàn văn nghệ, trường sân khấu nghệ thuật.

Đối với hai cấp là THCS và THPT, các em học sinh trong hai cấp học này về cơ bản đã trưởng thành trong suy nghĩ và kỹ năng sống; vậy nên có thể mở lớp dạy học các môn học về nghệ thuật sân khấu dân gian song song với việc học các môn học chính để các em có điều kiện tìm hiểu thêm về các loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian của dân tộc.

Hiện nay để thanh toán tiền một cách thuận tiện và nhanh gọn, mọi người sử dụng thẻ tín dụng rất nhiều. Chúng ta có thể in một bên mặt của thẻ tín dụng những thông tin và hình ảnh về các loại hình sân khấu dân gian của Việt Nam.

Như vậy, phần lớn mọi người khi sử dụng thẻ tín dụng cũng sẽ thấy được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của những thông tin và hình ảnh được in trên thẻ.

Có thể xem đây là một trong những cách góp phần thể hiện tinh thần văn hóa dân tộc của người Việt ta trong đời sống hằng ngày.

Chương trình giải trí truyền hình bây giờ có nhiều chương trình như Đồ Rê Mí, Giọng hát Việt, Thần tượng âm nhạc, Thử thách cùng bước nhảy… được tổ chức và dàn dựng với mong muốn tạo ra những sân chơi hấp dẫn cho những người có đủ tài năng và bản lĩnh.

Vậy thì tương lai chúng ta nếu muốn phát triển niềm đam mê các loại hình nghệ thuật sân khấu cho giới trẻ cũng nên tổ chức các chương trình như vậy: biểu diễn các loại hình sân khấu dân gian của dân tộc để vừa tạo ra một sân chơi, vừa thu hút và phát triển tài năng của các bạn trẻ hoặc các nghệ sĩ không chuyên trên cả nước.

Nếu Việt Nam trong 20 năm tới có thể làm được những đều trên thì chắc chắn nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam sẽ có một cuộc lột xác đầy ngoạn mục.

Mục tiêu của sự lột xác này tất nhiên phải hướng đến việc sáng tạo phần xác của các loại hình sân khấu dân gian để phù hợp với thị hiếu cũng như nhu cầu thẩm mỹ của giới trẻ; quan trọng nhất là có thể giữ được phần hồn là cái tinh túy, cái đã làm nên bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam.

Mình tin rằng Việt Nam trong 20 năm tới sẽ là một quốc gia có khả năng thu hút bạn bè quốc tế đến Việt Nam chỉ để thưởng thức vẻ đẹp của nghệ thuật sân khấu dân gian Việt.

Thể lệ cuộc thi viết “Kỳ vọng Việt Nam 20 năm tới”

Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (VN) tổ chức cuộc thi viết “Kỳ vọng Việt Nam 20 năm tới”. 

Chủ đề chính của cuộc thi là những kỳ vọng về sự phát triển của VN, đồng thời phác họa bức tranh đất nước, con người VN trong 20 năm tới.

Cuộc thi dành cho bạn đọc từ 15-30 tuổi và bạn đọc trên 30 tuổi (ban tổ chức, ban giám khảo, cán bộ nhân viên báo Tuổi Trẻ và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam không được tham gia cuộc thi).

Theo ban tổ chức, các bài dự thi phải được viết bằng tiếng Việt, thể loại văn xuôi, thể hiện hai nội dung: Những kỳ vọng hoặc phác họa bức tranh Việt Nam 20 năm tới (tối đa 500 chữ) và nêu những giải pháp để Việt Nam có thể đạt được như ước mơ và những kỳ vọng (tối đa 1.000 chữ).

Bài dự thi phải chưa từng được công bố, đăng tải trên báo đài hay đoạt giải các chương trình, cuộc thi.

Một tác giả có thể gửi tối đa ba tác phẩm dự thi. Dưới bút danh (nếu có) ghi rõ tên thật, tuổi, địa chỉ và số điện thoại liên lạc. Trong trường hợp đoạt giải, mỗi tác giả chỉ nhận được giải thưởng cao nhất.

Báo Tuổi Trẻ sơ loại bài viết đúng chủ đề và đúng yêu cầu của cuộc thi để đăng trong mục cuộc thi "Kỳ vọng Việt Nam 20 năm tới" trên Tuổi Trẻ Online.

Đồng thời, hằng tuần những bài viết hay sẽ được xuất bản trên nhật báo Tuổi Trẻ. Tác giả có bài viết được xuất bản trên nhật báo Tuổi Trẻ sẽ được trả nhuận bút.

Ban giám khảo chọn 10 tác phẩm hay nhất vào vòng chung khảo (gồm năm tác phẩm của tác giả dự thi ở nhóm từ 15-30 tuổi và năm tác phẩm ở nhóm người trên 30 tuổi).

Các tác giả có bài được chọn sẽ được tài trợ 3 triệu đồng làm báo cáo chi tiết trình bày trước ban giám khảo để tranh giải (số tiền này sẽ được gửi cho tác giả khi tác giả đến buổi báo cáo trước ban giám khảo).

Ban tổ chức sẽ tài trợ chi phí đi lại và khách sạn để tác giả đến trình bày báo cáo và nhận giải tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ - 60A Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM.

Ban tổ chức sẽ trao 10 giải thưởng với tổng giá trị giải thưởng là 120.000.000 đồng, dành cho hai nhóm đối tượng tham gia phân theo độ tuổi, gồm nhóm từ 15-30 tuổi và nhóm trên 30 tuổi. Mỗi nhóm đối tượng sẽ có năm giải thưởng. Trong đó, mỗi nhóm có:

- 1 giải nhất: 25.000.000 đồng

- 1 giải nhì: 15.000.000 đồng

- 1 giải ba: 10.000.000 đồng

- 2 giải khuyến khích: 5.000.000 đồng/giải

Ban tổ chức nhận bài dự thi từ ngày 18-5 đến 28-6-2015.

Vòng chung khảo cuộc thi sẽ tổ chức vào ngày 11-7-2015.

THÂN THỊ THƯ (23 tuổi)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp