* Khai hội chùa Ông Cù lao Phố
Trong ngày đầu khai hội Yên Tử (Quảng Ninh) 19-2, theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, dù không xảy ra tình trạng chen lấn, “vỡ bến” như mọi năm nhưng do lượng người đổ về hành hương đông nên vẫn xảy ra tình trạng ùn ứ, chen chúc dâng lễ khấn vái và tình trạng người dân lấy tiền lẻ cọ vào chùa Đồng để cầu may thì gia tăng.
Phóng to |
Nhiều du khách cọ tiền lẻ vào cột chùa Đồng để cầu may - Ảnh: G.Long |
Từ 8g, lượng người xếp hàng dưới chân núi chờ cáp treo lên chùa Hoa Yên đã khá đông. Dòng người nối đuôi nhau hàng chục mét, bình quân mỗi đoàn khách phải chờ khoảng 30 phút mới được ngồi cáp treo. “Khai hội năm nay không chen lấn, xô đẩy như năm ngoái nhưng tôi cũng phải xếp hàng mua vé mất 15 phút rồi lại chôn chân thêm nửa tiếng vẫn chưa đến lượt lên cáp treo” - anh Nguyễn Quang Hưng (Nam Sách, Hải Dương) than thở.
Một trong những hình ảnh xấu xí nhất của mùa lễ hội Yên Tử 2013 là tình trạng du khách nhét tiền vào tay tượng Phật, rải tiền xuống suối Giải Oan và lấy tiền lẻ chà, cọ vào các cột, chuông, mái chùa Đồng. Sau khi làm lễ, nhiều du khách lấy tiền lẻ để “đánh bóng” cột chùa, chuông đồng, khánh đồng...
Thậm chí có du khách trèo cả lên bậc để chà tiền, nhét tiền vào gác mái chùa. Những tờ tiền lẻ sau đó bị vứt vương vãi dưới nền đất, những tờ tiền polymer bị dính vào cột chùa do sương ẩm ướt khiến lực lượng bảo vệ phải vất vả đi nhặt tiền.
“Tôi thấy có người vô ý thức còn trèo cả lên bệ chuông để cọ được tiền vào nơi cao nhất cầu may. Chẳng có truyền thuyết, căn cứ nào cho việc cọ tiền thì sẽ may mắn, ngược lại còn làm xấu hình ảnh lễ hội” - một du khách hành hương lắc đầu ngao ngán khi chứng kiến cảnh một nhóm thanh niên cõng nhau chà tiền vào chuông đồng.
Ông Nguyễn Trung Hải - trưởng ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử - cho biết trong hai ngày khai hội Yên Tử đã có hơn 50.000 người đến tham quan, hành hương. Do năm nay người dân đi lễ đông từ trong tết (từ tết đến nay Yên Tử đón gần 300.000 du khách - PV) nên trong ngày khai hội Yên Tử không bị quá tải. Ông Hải cho biết thêm hiện lực lượng chức năng chưa phát hiện và cũng chưa nhận được phản ảnh nào của du khách về việc bị móc túi, ăn cắp đồ. Về tình trạng du khách rải tiền lẻ khắp nơi, ông Hải cho biết ban tổ chức thường xuyên thông báo du khách đi lễ văn minh, lịch sự, không thắp quá nhiều hương, không chen lấn và không rải tiền lẻ, tuy nhiên một số người vẫn không chấp hành.
* Ngày 19-2, ban trị sự chùa Ông Cù lao Phố (TP Biên Hòa, Đồng Nai) đã bắt đầu khai mạc lễ hội chùa Ông lần thứ nhất. Lễ hội chùa Ông năm nay diễn ra từ nay đến ngày 22-2 với nhiều hoạt động văn hóa: biểu diễn lân sư rồng, võ thuật, thư pháp, thư họa truyền thống, tuồng cổ, thả hoa đăng trên sông Đồng Nai...
Theo các bậc cao niên ở vùng đất Biên Hòa, lễ hội chùa Ông nhằm tưởng nhớ, ca ngợi công lao to lớn của bậc tiền nhân đã khai khẩn lập nghiệp cho vùng đất Biên Hòa - Gia Định xưa cách đây hơn 300 năm, cùng các vị thánh thần theo tín ngưỡng dân gian. Ông Huỳnh Hữu Nghĩa - phó ban tổ chức lễ hội - cho biết dù mồng 10 mới khai hội chùa Ông nhưng trong những ngày tết vừa qua, di tích này đã đón nhận hơn 50.000 lượt khách thập phương, người dân viếng chùa.
Nhận thức đúng về lễ hội: giáo dục từ nhà trường Hơn 7.000 lễ hội dân gian không hẳn là quá nhiều với sinh hoạt làng xã - đó là ý kiến của TS Lê Thị Minh Lý (nguyên phó cục trưởng Cục Di sản văn hóa) khi trao đổi với Tuổi Trẻ. TS Lý nói: Người dân cần lễ hội lắm, sinh hoạt tinh thần của họ có gì đâu, mỗi năm chỉ có một lần thôi. Chúng ta phải tôn trọng họ, nếu họ vẫn muốn thì phải tạo điều kiện cho họ thực hành. Về phía các nhà nghiên cứu phải giúp người dân hiểu rõ hơn giá trị của từng tập quán tục lệ của hội, để họ cảm nhận lễ hội thật sự ý nghĩa. Nếu không hiểu thì họ chỉ thấy vui chứ không thể giữ hay trao truyền cho thế hệ sau. Chính quyền địa phương giúp người dân tổ chức đảm bảo an toàn, môi trường văn hóa. Hội hè hay kết hợp những trò cá cược cờ bạc, nhậu nhẹt..., nhà quản lý phải giúp người dân kiểm soát việc đó. Không chỉ trong lễ hội mới có văn hóa ứng xử kém mà có cả trên đường, trong công viên, nơi công cộng khác... Văn hóa ứng xử phải dạy từ trong nhà trường, dạy từ bé. Chúng ta không thể đặt vấn đề dạy người lớn về văn hóa ứng xử được, như thế là giải quyết phần ngọn. Đó cũng là lý do mà nhiều năm nay chúng tôi chuyên tâm vào đề án giáo dục di sản trong nhà trường. Để làm sao cho trẻ em được dạy dỗ từ bé về cách ứng xử, về truyền thống, những phong tục tập quán của dân tộc. Giải quyết tận gốc chỉ có cách dạy về ý thức, cách ứng xử từ trong nhà trường. Bản thân cấp quản lý chính quyền địa phương cũng rất cần nâng cao năng lực nhận thức cho cộng đồng trong việc tham gia lễ hội. Như hội Gióng ở Gia Lâm (Hà Nội) chẳng hạn, khi trao đổi với cộng đồng mới biết nhiều điều họ cần thông tin về quyền lợi, trách nhiệm của người dân với di sản văn hóa nhân loại. Từ những cái rất nhỏ như phim, tờ rơi để họ dán trong nhà, đi ra đi vào đọc để thấm nhuần dần dần. Đến năm ngoái hội Gióng diễn ra rất tốt, còn năm trước thì họ đánh nhau. Vì có tính chất đánh trận nên họ tranh thủ để giải quyết cả ân oán cá nhân. Câu chuyện ở hội Gióng cho thấy điều gì, đó là phải giáo dục ngay từ trong gia đình. Gia đình họ quán triệt, theo dõi con em họ. Mỗi bên một chút, chính quyền một chút, hội phụ nữ, hội người cao tuổi... cùng góp vào thì vấn đề được kiểm soát tốt hơn. HÀ HƯƠNGghi |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận