T.L.Q.D.
Trả lời:
- Chị Q.D. thân mến, không biết chị có cho nhầm thông số chiều cao của bé không? Bởi bình thường bé trai 10 tuổi có chiều cao trung bình 137,8cm. Nếu bé thật sự cao 1,1m thì có béo phì nhưng quan trọng hơn là vấn đề thiếu chiều cao trầm trọng. Do đó, chị nên tập trung cải thiện vấn đề chiều cao cho bé. Trẻ béo phì ít khi bị thiếu chiều cao và nếu có thường do một số nguyên nhân đặc biệt như bệnh lý di truyền, bệnh lý nội tiết (thiếu nội tiết tố), suy dinh dưỡng trầm trọng lúc nhỏ. 10 tuổi là lứa tuổi phù hợp để khám và điều trị các vấn đề nội tiết. Nếu ở TP.HCM, chị nên đưa bé đến khám tại khoa nội tiết Bệnh viện Nhi Đồng hay Bệnh viện Nguyễn Tri Phương để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Trường hợp bé có chiều cao bình thường và với cân nặng 41kg, bé được chẩn đoán béo phì độ 1 (độ nhẹ nhất). Điều trị béo phì ở giai đoạn này là phù hợp nhất vì nếu để mập hơn sẽ khó cải thiện. Chị nên cùng bé xây dựng thói quen ăn uống và vận động lành mạnh. Hướng dẫn bé dùng nhiều rau và trái cây mỗi ngày. Mỗi bữa cơm nên ăn ít nhất một chén canh rau và một ít rau xào. Mỗi ngày nên dùng trái cây, sinh tố trái cây tráng miệng hay trong bữa phụ (dùng rau quả cả xác, ép lấy nước uống ít có hiệu quả). Nên thu xếp giờ học để ăn cơm chiều trước 20g. Mỗi bữa ăn khoảng một chén cơm. Khuyên bé hạn chế xem tivi, chơi game quá 2 giờ mỗi ngày. Bé có thể uống sữa 1-2 lần mỗi ngày và chọn loại sữa tươi không đường hay ít đường. Ngược lại, hạn chế cho bé ăn uống nhiều thức ăn uống ngọt, béo, mặn như nước ngọt, bánh ngọt, kẹo, bánh snack, thịt mỡ...
Những gia đình có người lớn (cha mẹ, ông bà) bị béo phì, rối loạn dung nạp đường, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, đột quỵ, mỡ trong máu, gan nhiễm mỡ, ung thư vú, ung thư đại tràng... nên đề phòng béo phì cho trẻ em trong gia đình để hạn chế nguy cơ các bệnh tật của người lớn sẽ truyền cho con cháu mình.
Chúc chị thành công.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận