14/07/2014 02:50 GMT+7

Chế độ ăn cho bệnh nhân xơ gan

BS TRẦN NGỌC LƯU PHƯƠNG(BV Nguyễn Tri Phương)
BS TRẦN NGỌC LƯU PHƯƠNG(BV Nguyễn Tri Phương)

TT - Xơ gan hay gọi chính xác hơn là chai gan, là giai đoạn sau của viêm gan mãn.

Xơ gan là hậu quả của việc lá gan bị các tác nhân gây hại cho gan tấn công trong thời gian lâu dài dẫn đến tế bào gan bị hư hại, chết dần và tạo ra các mô sẹo, không phục hồi được làm gan chai cứng dần, không thực hiện được những chức năng bình thường của gan (suy gan).

Triệu chứng

Gan có khả năng bù trừ rất tốt, có nghĩa là phần gan còn tốt chưa bị chai cứng sẽ làm việc bù trừ cho phần gan đã bị hư hại và chai cứng, do đó chỉ đến khi trên 75% lá gan bị chai cứng mới có biểu hiện triệu chứng rõ ràng.

Giai đoạn đầu khi các nguyên nhân âm thầm tấn công lá gan, bệnh nhân thường không có triệu chứng gì, ngoài vài triệu chứng như ăn không ngon, đầy bụng khó tiêu, mệt mỏi, sụt cân, thậm chí có người lại biểu hiện bằng giảm ham muốn sinh hoạt tình dục.

Giai đoạn sau khi bắt đầu có suy gan, bệnh nhân có thể có các triệu chứng như ngứa, da xấu đi, sậm màu nhiều, xuất hiện nhiều nốt giãn mạch màu đỏ trên da ngực, trên lưng, trên cổ, trên mặt, trên cánh tay (nốt sao mạch), lòng bàn tay đỏ rực lên (bàn tay son), tiểu sậm màu hơn, dễ bị chảy máu răng, máu mũi, da dễ bị bầm hơn khi va chạm, mắt và da bắt đầu vàng nếu quan sát kỹ.

Giai đoạn nặng khi suy gan đã quá nặng không còn khả năng bù trừ nữa sẽ xuất hiện vàng da vàng mắt rất nhiều, chân sưng phù, bụng to dần và tích nước trong ổ bụng (tràn dịch màng bụng).

Bệnh nhân xơ gan nên làm gì?

- Không nên quá lo lắng và căng thẳng vì việc tuân thủ điều trị tốt sẽ giúp bệnh ngừng tiến triển và hạn chế biến chứng.

- Không nên dùng các thuốc gây hại cho gan (thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau paracetamol).

- Đặc biệt, phải tuyệt đối tránh xa các loại bia rượu.

- Về thuốc men, nên tuân thủ đúng thuốc mà bác sĩ kê toa điều trị.

- Có thể dùng các thảo dược thiên nhiên có tính chất bảo vệ gan như cây nhân trần, cây actisô...

- Ngoài ra cần lưu ý tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn tối thiểu 30 phút mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh nhằm đẩy lùi bệnh.

Chế độ ăn

- Chia 5-6 bữa/ngày, nên có bữa phụ lúc 9-10 giờ tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.

- Ăn nhạt, tránh ăn các loại thức ăn có nhiều muối để hạn chế bị tích muối, nước trong cơ thể gây phù và bụng to.

- Không cần hạn chế nước, nhưng nếu bụng quá to thì uống dưới 1 lít/ngày.

- Hạn chế ăn đạm có hại (đạm từ thịt động vật), tăng cường ăn đạm có lợi (tên khoa học là BCAA) có nhiều trong thực vật như đậu nành, đậu Hà Lan, đậu đen, đậu đỏ.

- Không nên quá hạn chế béo, không nên kiêng trứng (trừ khi có ứ mật vàng da nhiều, khó tiêu).

- Ăn ngọt vừa phải.

- Ăn đủ vi dưỡng chất dinh dưỡng.

Ví dụ, một người bệnh xơ gan, cân nặng khoảng 50kg cần ăn mỗi ngày:

- 500 gram rau nhiều chất xơ tan (rau có chất nhớt).

- 200-300 gram trái cây ít ngọt (táo, mận...).

- Ăn sáng bình thường.

- Ăn trưa và tối: một chén cơm với 100 gram thịt hay một quả trứng, chất béo từ dầu thực vật chiên hay xào đều được.

- Nhớ bữa ăn trước khi đi ngủ.

BS TRẦN NGỌC LƯU PHƯƠNG(BV Nguyễn Tri Phương)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp