Xe
16/10/2024 18:17 GMT+7

Chạy quá tốc độ: 1 trong 6 lựa chọn chết người

Lái xe là một chuỗi liên tục và lặp đi lặp lại các hoạt động đánh giá, rồi lựa chọn để hành động, thao tác. Trong đó, nhiều lựa chọn có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc cho chính người lái xe và cả những người khác trên đường.

Chạy quá tốc độ: Lựa chọn chết người - Ảnh 1.

Lái xe quá nhanh hoặc quá chậm so với tốc độ cho phép đều không an toàn - Ảnh minh họa: Living.geico

Hội đồng An toàn quốc gia Mỹ (NSC) gọi đó là 1 trong 6 lựa chọn chết người.

Chạy như thế nào là quá tốc độ?

Chạy quá tốc độ: Lựa chọn chết người - Ảnh 2.

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Tại Mỹ, chạy quá tốc độ là yếu tố dẫn đến hơn 25% các vụ tử vong do tai nạn giao thông.

Chạy quá tốc độ bao gồm lái xe quá nhanh so với điều kiện giao thông hoặc lái xe vượt quá giới hạn tốc độ tối đa quy định.

Khi chạy quá tốc độ, người lái xe sẽ gặp phải nhiều nguy cơ lớn, bao gồm:

• Giảm khả năng phản ứng do có ít thời gian và không gian hơn để xử lý tình huống, do vậy khó tránh khỏi va chạm hơn.

• Ảnh hưởng đến khoảng cách dừng của xe, bởi tốc độ càng lớn thì khoảng cách dừng càng lớn.

• Tăng mức độ nghiêm trọng của va chạm, tốc độ càng cao thì lực va chạm càng lớn.

• Giảm tác dụng bảo vệ của các công trình an toàn đường bộ như tường bảo vệ, rào chắn, hàng rào hộ lan, đệm va chạm, dải phân cách… với người ngồi trong xe, khi xảy ra va chạm.

Hệ lụy của quá tốc độ 

Chạy quá tốc độ ảnh hưởng đến khả năng dừng xe. Và bởi chiếc xe không thể dừng ngay lập tức, điều quan trọng là phải đánh giá quãng đường để dừng được xe.

Phản ứng để dừng trong những tình huống khẩn cấp của người lái xe có thể được chia thành ba giai đoạn là: (1) nhận biết, (2) phản ứng và (3) phanh. Mỗi giai đoạn sẽ tiêu tốn thời gian và trong khi đó xe sẽ chạy được một khoảng cách (quãng đường) nhất định cho đến khi dừng lại.

Khoảng cách nhận biết là quãng đường mà xe đi được kể từ khi một sự kiện xảy ra, chẳng hạn như đèn phanh của xe trước sáng lên, cho đến khi tài xế nhìn thấy và nhận ra mối nguy hiểm.

Đối với người lái xe tập trung, không bị phân tâm, không bị mệt mỏi và không sử dụng bia rượu, thường phải mất ít nhất 1,75 giây để nhận biết mối nguy hiểm. Như vậy, khoảng cách nhận biết bị ảnh hưởng bởi tốc độ xe và sự tập trung của người lái xe.

Khoảng cách phản ứng là khoảng cách mà xe chạy trong khi tài xế đưa chân từ bàn đạp ga sang bàn đạp phanh. Thời gian này khoảng 0,75 giây khi lái xe tập trung và không mệt mỏi, không uống bia rượu.

Khoảng cách phản ứng dài hay ngắn là do tốc độ xe và kỹ năng vận động của người lái. Người lái xe trên 55 tuổi có thể sẽ mất 1 giây trở lên.

Quãng đường phanh là khoảng cách mà xe đi được kể từ khi đạp phanh cho đến khi xe dừng lại. Khoảng cách này thay đổi và phụ thuộc vào:

• Trọng lượng của xe

• Tình trạng phanh và lốp

• Tình trạng đường sá, bao gồm mặt đường và ảnh hưởng của thời tiết

• Vận tốc của xe khi phanh

Trong điều kiện thời tiết bình thường, khoảng cách dừng trung bình của các phương tiện như hình dưới đây.

Chạy quá tốc độ: Lựa chọn chết người - Ảnh 3.

Tuy nhiên, ngay cả trong điều kiện giao thông lý tưởng, tốc độ càng cao vẫn làm cho việc phanh gấp càng trở nên kém hiệu quả. Điều này lý giải tại sao những vụ va chạm khi xe chạy quá tốc độ thường gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

Còn trong điều kiện đường sá trơn trượt, thời tiết xấu, khoảng cách dừng sẽ lớn hơn bình thường. Do đó, tốc độ xe chạy cũng phải thấp hơn tương ứng, đây là yêu cầu an toàn sống còn.

Chạy quá tốc độ: Lựa chọn chết người - Ảnh 6.Muôn vàn lý do lái xe đạp nhầm chân ga, làm sao tránh?

Hàng chục năm qua, nguyên nhân đạp nhầm chân ga đã được nghiên cứu bằng các cách thức khác nhau ở nhiều quốc gia, như lái xe thực tế, lái xe mô phỏng, khảo sát ý kiến và phân tích báo cáo tai nạn.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp