06/09/2014 08:30 GMT+7

Chạy đua cho dân nhờ

VÕ VĂN THÀNH
VÕ VĂN THÀNH

TT - Ngay sau khi Bộ GTVT được vinh danh là bộ đứng đầu chỉ số cải cách hành chính Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa đã phát biểu: “Chúng tôi sẽ cắp sách tới học Bộ GTVT”.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường giới thiệu kinh nghiệm cải cách hành chính của Bộ tại Hội nghị - Ảnh: V.V.Thành

Mới chỉ qua hai lần tiến hành và “sinh sau đẻ muộn” khá lâu so với chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, nhưng (PAR Index 2013) và cách xếp hạng của Bộ Nội vụ bước đầu đã có những tác động tích cực đến công việc cải cách hành chính ở các bộ và địa phương.

Sẽ phản tác dụng nếu bộ ngành nào đó được chấm điểm cao, trong khi người dân, doanh nghiệp từ thực tế cọ xát lại có đánh giá ngược lại. Người dân, doanh nghiệp phải được hưởng lợi từ những cuộc đua tăng hạng này, đó chính là mục tiêu cuối cùng của việc xếp hạng và cũng là kỳ vọng của cả xã hội.

Đó ít nhất là những nỗ lực học tập kinh nghiệm và cạnh tranh lành mạnh giữa các bộ như lãnh đạo Bộ Công thương đã thể hiện ở trên.

Về lâu dài “bảng xếp hạng” được công bố công khai hằng năm này sẽ trở thành động lực khiến các bộ, các địa phương không thể “ngồi yên” với công việc cải cách hành chính, nếu không muốn “thua chị kém em”.

Những nỗ lực của Bộ GTVT đã được thể hiện qua các điểm số cao trong nhiều lĩnh vực như áp dụng công nghệ thông tin, thực hiện thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm một số chức danh lãnh đạo...

Những ai quan tâm đến công tác cải cách hành chính ở Bộ GTVT còn nhớ câu chuyện diễn ra năm 2010, một công chức của bộ này đã bị ông chánh văn phòng bộ mời ra khỏi cuộc họp về cắt giảm thủ tục hành chính. Lý do là công chức đó cho rằng một số thủ tục đã áp dụng 20 năm nay, “bảo sửa thì sửa thôi chứ chúng tôi còn bao nhiêu việc quan trọng hơn”. Câu trả lời của ông chánh văn phòng Bộ GTVT lúc bấy giờ với công chức đó là “anh không xứng đáng ngồi đây họp với chúng tôi”.

Câu chuyện trên phần nào cho thấy để tiến hành cải cách hành chính, các bộ ngành và địa phương phải vượt qua rất nhiều rào cản từ nội bộ. Cuộc “chạy vượt rào” để đi đến một nền hành chính phục vụ có hiệu quả người dân và doanh nghiệp vẫn còn nhiều thách thức. Như chính lãnh đạo Bộ GTVT đã nói rằng nếu không ngừng cải cách chỉ nay mai lại tụt hạng, và nhìn rộng ra thì thực tế Việt Nam vẫn đang xếp hạng thấp về môi trường đầu tư, kinh doanh so với nhiều nước trong khu vực và thế giới.

Trong những năm qua, xã hội đã chứng kiến nhiều “cuộc đua” dẫn đến hệ quả tiêu cực cho nền kinh tế, ví dụ như “đua” tăng trưởng GDP cấp tỉnh mà không theo chuẩn mực thống kê quốc tế, hoặc là các địa phương “đua” xây dựng sân bay, cảng biển làm phân tán nguồn lực và phá vỡ quy hoạch ở tầm quốc gia...

Thậm chí có chuyên gia gọi đó là những “cuộc đua xuống đáy”. Rõ ràng, để quản trị đất nước tốt hơn, một mặt cần chấm dứt các “cuộc đua” loại như trên, mặt khác phải khuyến khích các bộ ngành và địa phương vào những “cuộc đua” mà người dân, doanh nghiệp đang chờ đợi. Ở đây là “cuộc đua” thăng hạng về cải cách hành chính.

Tuy nhiên, điều quan trọng đối với xã hội không phải là bộ ngành, địa phương nào xếp vị trí bao nhiêu, mà xã hội cần những cuộc cải cách thực chất. Muốn vậy, việc chấm điểm cải cách hành chính cũng phải thực chất.

VÕ VĂN THÀNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp