22/01/2021 22:32 GMT+7

Chạy đua bào chế vắc xin đa năng chống các biến thể virus corona

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Một số công ty khởi nghiệp đang nghiên cứu một loại vắc xin đa năng đủ khả năng tạo phản ứng miễn dịch bất kể các chủng virus đột biến như thế nào.

Chạy đua bào chế vắc xin đa năng chống các biến thể virus corona - Ảnh 1.

Các loại vắc xin tiêm ngừa hiện nay chủ yếu dựa vào protein S của virus - Ảnh: USA TODAY

Đã có nhiều ý kiến lo ngại các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 ở Anh, Nam Phi và Brazil sẽ vô hiệu hóa các loại vắc xin COVID-19 hiện tại.

Trang web khoa học Futura (Pháp) ghi nhận tuy vấn đề này chưa xảy ra nhưng một số công ty khởi nghiệp đã "đi trước đón đầu" chú trọng phát triển vắc xin đa năng đủ ngăn chặn bất kể chủng virus corona đột biến nào.

Osivax nhắm tới kháng nguyên vỏ bọc nhân

Trong khi hầu hết các loại vắc xin hiện nay dựa vào các protein S trên bề mặt virus, Công ty công nghệ sinh học Osivax ở Lyon (Pháp) sử dụng công nghệ oligoDOM nhắm tới kháng nguyên vỏ bọc nhân (nucleocapsid) của virus để phát triển vắc xin.

Kháng nguyên này "thập diện mai phục" bên trong cấu trúc virus và được bảo tồn rất tốt giữa các chủng virus corona khác nhau.

Kháng nguyên đã được bảo tồn với mức hơn 89% từ giữa đại dịch SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) năm 2003 đến đại dịch COVID-19 hiện nay.

Với hướng tiếp cận này, Osivax hi vọng vắc xin sẽ đạt hiệu quả chống lại bất kỳ chủng virus corona nào xuất hiện trong tương lai.

Osivax dự kiến sẽ hợp tác với Cơ quan Y tế công cộng - các bệnh viện Paris (AP-HP gồm 39 bệnh viện ở Paris và vùng Île-de-France) thử nghiệm lâm sàng vắc xin vào cuối năm 2021.

Chạy đua bào chế vắc xin đa năng chống các biến thể virus corona - Ảnh 2.

Vắc xin đa năng có khả năng ngăn ngừa mọi chủng virus corona đột biến - Ảnh: FUTURA

Phylex BioSciences tạo virus giả

Công ty công nghệ sinh học Phylex BioSciences ở California (Mỹ) phát triển vắc xin đa năng tương tự các loại vắc xin hiện nay là khai thác protein S của SARS-C0V-2 nhưng chỉ ở phần ổn định của protein.

Khoảng 60 mảnh protein được lắp ráp trên cấu trúc ba chiều mô phỏng toàn bộ protein trong một phần tử virus giả.

Phylex BioSciences dự kiến thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vào cuối năm 2021. Công ty đã ký thỏa thuận hợp tác với Công ty Atum ở California để sản xuất vắc xin với số lượng lớn.

eTheRNA với vắc xin xịt mũi

Công ty công nghệ sinh học eTheRNA ở Bỉ đang phát triển dự án vắc xin đa năng theo công nghệ tương tự Phylex Bioscience, tức khai thác phần protein S được bảo tồn vốn là phần giống hệt nhau trong mọi chủng virus corona.

Vắc xin của eTheRNA dự kiến sẽ được bán trên thị trường dưới dạng thuốc xịt mũi nên có ưu điểm dễ quản lý và không cần tiêm.

Một công ty dược phẩm của Trung Quốc gần đây mới đầu tư vào eTheRNA.

VBI Vaccines với vắc xin 3 trong 1

Chạy đua bào chế vắc xin đa năng chống các biến thể virus corona - Ảnh 3.

Phòng thí nghiệm Công ty VBI Vaccines ở Canada - Ảnh: liencanada.com

Công ty VBI Vaccines ở Canada sử dụng hướng tiếp cận khác mặc dù cũng xài phần tử virus giả như Phylex BioSciences.

VBI Vaccines phát triển vắc xin 3 trong 1 ngăn ngừa bệnh SARS, bệnh COVID-19 và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) bằng cách nhân các kháng nguyên trên bề mặt phần tử virus giả.

Thay vì chọn phần bảo tồn ổn định của protein, vắc xin sẽ bao gồm phần lớn các kháng nguyên đã biết.

Nghiên cứu mới: Chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin ngừa COVID-19 đã đủ công hiệu Nghiên cứu mới: Chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin ngừa COVID-19 đã đủ công hiệu

TTO - Các nhà khoa học Mỹ đã thử nghiệm tiêm loại vắc xin này cho chuột. Vắc xin tạo kháng thể chỉ sau một lần tiêm. Loại vắc xin này rất cần cho các nước đang phát triển.

HOÀNG DUY LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp