Hiện trường vụ cháy lúc 21g15 tối 30-12 - Ảnh: THANH TUẤN |
Vụ cháy 8 căn nhà trên đường Trần Quốc Thảo (P.7, Q.3, TP.HCM) vào tối ngày 30-12, theo nhận định ban đầu là do ngọn lửa xuất phát từ tấm bảng hiệu.
“Biển quảng cáo thường sử dụng đèn led, dễ chập. Dù nguồn điện sử dụng không nhiều nhưng hệ thống dây dẫn, hộp ốp… đều dễ cháy lan” - Trung tá Nguyễn Đức Vinh, Phó phòng hướng dẫn chỉ đạo về phòng cháy của Cảnh sát PCCC TP.HCM nói.
>> Trung tá Nguyễn Đức Vinh
Từ vụ cháy này, nhiều bạn đọc đặt câu hỏi: liệu hệ thống chống cháy, chữa cháy, lối thoát hiểm ở các quán karaoke có an toàn?
Ban đầu trang bị đủ, sau… biến tướng
Trung tá Nguyễn Đức Vinh cho biết nhiều điểm karaoke hiện nay có giấy phép kinh doanh là dịch vụ thu âm trên nền nhạc.
Theo Trung tá Vinh, ban đầu khi chuyển đổi mục đích sử dụng, các chủ kinh doanh thường đảm bảo được các điều kiện về phòng cháy chữa cháy nhưng sau một thời gian hoạt động thì bị biến tướng.
>> Trung tá Nguyễn Đức Vinh
Toàn bộ xe máy tại một cửa hàng bị lửa thiêu rụi - Ảnh: Hữu Khoa |
Ông Danh Luân, giảng viên ĐH Phòng cháy chữa cháy Hà Nội cho biết hiện nay có nhiều quán karaoke thực chất là được cải tạo lại từ nhà ở nên không đảm bảo các điều kiện quy định về an toàn cháy nổ.
Theo ông Danh Luân, ít nhất những quán karaoke cao tầng phải có hai lối cầu thang bộ, đèn chiếu sáng sự cố, biển hướng dẫn thoát nạn, máy bơm chữa cháy, họng nước chữa cháy vách tường…
“Tuy nhiên, hầu hết các quán karaoke đều thiếu trang bị”, ông Luân nói.
>> Ông Danh Luân
Trả lời báo Tuổi Trẻ sau vụ cháy trên đường Trần Quốc Thảo ngày 30-12, thượng tá Mai Công Dương - phó phòng pháp chế điều tra, xử lý cháy nổ thuộc Cảnh sát PCCC TP.HCM - cho biết nguy cơ cháy ở các quán karaoke là rất cao bởi các phòng hát được thiết kế nhiều hệ thống điện chiếu sáng, âm thanh và thường sử dụng mút xốp để cách âm nên rất dễ xảy ra cháy.
Đồng tình về điều này, trung tá Nguyễn Đức Vinh nói:
>> Trung tá Nguyễn Đức Vinh
Muốn thoát thân, phải xây lối thoát dự phòng
Từ những sự cố cháy nổ đáng tiếc vừa xảy ra, ông Danh Luân cũng đưa ra khuyến cáo: các đơn vị kinh doanh quán karaoke, nhà hàng, quán bar… cố gắng sử dụng ít các thiết bị sinh nhiệt hoặc thiết bị tiêu thụ điện với công suất lớn.
Bên cạnh đó, phải thường xuyên kiểm tra hệ thống điện vì dùng lâu ngày, cầu dao, ổ cắm, đường dây… sẽ bị hao mòn, dễ sinh nhiệt cao và phóng điện.
>> Ông Danh Luân
ThS. Hoàng Trần Thế, giảng viên bộ môn Hệ thống điện, Khoa Điện, Trường ĐH Bách Khoa, ĐH Đà Nẵng đưa ra khuyến cáo: khi thiết kế hệ thống điện, cần phải tính toán đến phụ tải và phải bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên.
Đối với những hệ thống karaoke hoặc nơi sử dụng nhiều điện thì cần phải có sự thiết kế của chuyên gia tư vấn điện dân dụng, Th.S Thế chia sẻ.
>> Th.S Hoàng Trần Thế
HIện trường vụ cháy sáng 31-12 - Ảnh: Thanh Tuấn |
Theo Trung tá Nguyễn Đức Vinh, nhiều nhà phố, nhà ống, kể cả các cửa hàng, tiệm karaoke, nhà nghỉ... với nhiều người ra vô nhưng thiết kế chỉ có một lối ra là cửa chính. Tầng thượng cũng được xây kín.
"Việc thiếu trang bị lối ra thứ hai dự phòng sẽ rất nguy hiểm trong trường hợp xảy ra cháy nổ, không có đường thoát nạn", ông Vinh nói.
Trung tá Vinh đưa ra khuyến cáo nên chủ động xây dựng lối thoát dự phòng, trang bị các dụng cụ phá dỡ, thang dây, hệ thống báo cháy… để khi xảy ra cháy thì có cách thoát được ra ngoài.
>> Trung tá Nguyễn Đức Vinh
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận