Châu Âu không gỡ trừng phạt Nga, gửi quân sang Ukraine

Các lãnh đạo châu Âu nhất trí không gỡ bỏ các lệnh trừng phạt để duy trì sức ép với Nga và cam kết gửi quân sang Ukraine.

Ukraine - Ảnh 1.

(Từ trái sang) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trao đổi với Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris ngày 27-3 - Ảnh: REUTERS

Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh ở Paris ngày 27-3, các lãnh đạo châu Âu thảo luận về cách củng cố vị thế của Ukraine và vai trò của châu Âu nếu đạt được thỏa thuận hòa bình với Nga.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố việc hỗ trợ Ukraine là cách để đạt được hòa bình. Ông cho biết các đồng minh của Ukraine đã đồng ý tiếp tục hỗ trợ Kiev và quân đội của nước này. 

Nhà lãnh đạo Pháp khẳng định châu Âu sẽ gửi lực lượng bảo đảm tới Ukraine trong gói an ninh lớn hơn cho Kiev, dù việc này chỉ mới trong giai đoạn lên kế hoạch. Ông nói rằng lực lượng này không phải lực lượng gìn giữ hòa bình và sẽ bao gồm binh lính của một số quốc gia, hoạt động trên biển, trên không và đất liền. Theo ông Macron, Nga không có tiếng nói quyết định trong việc châu Âu gửi quân sang Ukraine.

Nói về nỗ lực của Mỹ nhằm dàn xếp một lệnh ngừng bắn giữa Nga và Ukraine, ông Macron hy vọng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ ủng hộ kế hoạch của châu Âu nhưng cũng chuẩn bị cho tình huống ngược lại. Trong vài tuần tới, châu Âu sẽ đưa ra các đề xuất về giám sát lệnh ngừng bắn tại Ukraine và chia sẻ với Washington.

Ngoài ra, châu Âu cũng tính đến việc sử dụng các tài sản bị đóng băng của Nga để giúp tái thiết Ukraine sau khi đạt thỏa thuận hòa bình.

Về phía Nga, các lãnh đạo châu Âu cho rằng chưa đến lúc gỡ bỏ trừng phạt với Nga, chỉ trích Matxcơva vẫn tiếp tục không kích Ukraine bất chấp đã cam kết ngừng bắn với Mỹ hồi đầu tuần này. 

"Rõ ràng bây giờ không phải là thời điểm để dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, ngược lại, điều chúng tôi thảo luận là làm thế nào có thể tăng cường các lệnh trừng phạt. Mọi người đều hiểu và hiểu rằng ngày nay Nga không muốn bất kỳ loại hòa bình nào", Hãng tin AFP dẫn lời Thủ tướng Anh Keir Starmer nhấn mạnh, cho rằng cần phải gây sức ép cả về kinh tế lẫn quân sự với Nga.

Tương tự, Thủ tướng Đức Scholz Olaf nói việc bỏ trừng phạt Nga lúc này là "sai lầm nghiêm trọng" khi con đường đạt được hòa bình ở Ukraine còn xa.

Theo ông Macron, các nước châu Âu sẽ tiếp tục gây sức ép lên Nga và đội tàu chở dầu ngầm của nước này, lực lượng mà Nga sử dụng để vận chuyển dầu xuất khẩu nhằm tránh lệnh trừng phạt quốc tế. 

Nga, Ukraine cáo buộc lẫn nhau tấn công cơ sở năng lượng

Ngày 27-3, Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc Ukraine tấn công các cơ sở năng lượng của Nga trong 24 giờ qua mặc dù đã có lệnh tạm dừng tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau.

Theo bộ này, Kiev đã tấn công bằng máy bay không người lái vào một nhà máy điện và bắn pháo vào một cơ sở hạ tầng điện ở khu vực Bryansk giáp biên giới. Ngoài ra, quân đội Nga cũng đã bắn hạ một máy bay không người lái đang nhắm vào cơ sở lưu trữ khí đốt Glebovskoye nằm ở bán đảo Crimea đã sáp nhập vào Nga năm 2014.

Washington đã nói hôm thứ ba rằng cả Kiev và Matxcơva đều đồng ý riêng rẽ "phát triển các biện pháp để thực hiện" lệnh ngừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng.

Trước đó, các quan chức Ukraine tố Matxcơva đã tấn công các cơ sở năng lượng của Ukraine vào tuần trước, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc điện đàm với ông Trump đã đồng ý dừng các cuộc tấn công trong 30 ngày.

Châu Âu không gỡ trừng phạt Nga, gửi quân sang Ukraine - Ảnh 3.Nga nêu thời điểm có thể ngừng bắn ở Biển Đen

Nga nhắc đến thời điểm có thể ngừng bắn ở Biển Đen, giữa lúc Nga và Ukraine tố cáo lẫn nhau thực hiện các đợt không kích ở khu vực này.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp