21/12/2019 19:53 GMT+7

Châu Âu đua nhau lập hàng rào điện, diệt heo rừng mang dịch tả

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Những hàng rào điện cao 1,5m trải dài hàng chục cây số ở biên giới đã được một số nước châu Âu đưa vào sử dụng, trong nỗ lực khống chế và ngăn dịch tả heo châu Phi từ các nước láng giềng tràn sang.

Châu Âu đua nhau lập hàng rào điện, diệt heo rừng mang dịch tả - Ảnh 1.

Một con heo rừng tại châu Âu - Ảnh chụp màn hình

Trang Euro News ngày 21-12 dẫn thông cáo của Bộ Nông nghiệp Đức xác nhận hàng rào điện đầu tiên đã đi vào hoạt động hồi tuần trước tại thành phố Guben sát biên giới Ba Lan. Thành phố Frankfurt có thể sẽ là địa điểm tiếp theo được lắp đặt.

Quyết định trên được đưa ra sau khi Ba Lan phát hiện một con heo rừng bị nhiễm virút  tả heo châu Phi ở khu vực cách biên giới Đức và Ba Lan khoảng 40km. 

Hiện chưa ghi nhận được bất kỳ điểm dịch nào ở Đức, nhưng nhà chức trách nước này đã phát hiện xác của hơn 50 con heo rừng trên lãnh thổ nước này. Tất cả đều mang virút dịch tả heo châu Phi (ASF)

Trước tình hình trên, Bộ Nông nghiệp Đức đã nhanh chóng triển khai một chiến dịch thông tin tới người dân bằng nhiều ngôn ngữ, trong đó kêu gọi người dân không vứt bỏ thức ăn thừa ở các khu vực biên giới và siết chặt việc kiểm tra qua lại biên giới.

Trong khi Đức thể hiện sự đề phòng với heo rừng Ba Lan, Đan Mạch cũng cảnh giác trước người hàng xóm Đức. Nước này vừa hoàn thành xong hàng rào bảo vệ vĩnh viễn dọc biên giới với Đức sau 10 tháng lắp đặt. Hàng rào cao 1,5m, chạy dài gần 70km từ khu vực biển Baltic đến biển Bắc.

Các hàng rào điện của Đức chỉ là tạm thời và không trải dài trên toàn bộ biên giới, mà chỉ được lắp tại những khu vực có nguy cơ bùng phát ASF.

Châu Âu vốn không lạ lẫm gì với ASF và đã biết đến nó từ những năm 1960, nhưng chỉ thực sự loại bỏ được căn bệnh này hoàn toàn trong những năm 1990. Năm 2014, ASF xuất hiện trở lại các nước Tây Âu khi người ta thả những con heo rừng Đông Âu vào các khu rừng của Bỉ để phục vụ các cuộc săn bắn. 

Dù không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, ASF lây lan rất nhanh và gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi các nước. Tốc độ lây lan và thiệt hại mà nó gây ra có thể thấy rõ tại Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, với hậu quả tính tới thời điểm này vẫn chưa khắc phục xong.

Tội phạm Trung Quốc dùng máy bay không người lái phát tán lây dịch tả heo Tội phạm Trung Quốc dùng máy bay không người lái phát tán lây dịch tả heo

TTO - Bọn tội phạm bỏ thức ăn nhiễm dịch tả heo châu Phi vào chuồng heo hay dùng máy bay không người lái thả các đồ vật chứa dịch bệnh gây chết chóc này xuống các chuồng heo của nông dân ở Trung Quốc.

BẢO DUY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp