22/12/2018 19:26 GMT+7

Chất thay thế đường

Nguồn: Cổng thông tin Y học Cộng đồng
Nguồn: Cổng thông tin Y học Cộng đồng

Người ta vẫn hay gọi những chất thay thế đường là đường hóa học, đường nhân tạo hay chất làm ngọt không có calo.

Chất thay thế đường - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: familydoctor.org

Chất thay thế đường là những hợp chất hóa học hay hợp chất tự nhiên có khả năng tạo ngọt mạnh hơn nhưng chứa ít năng lượng (calo) hơn đường. Do có độ ngọt mạnh, chỉ cần dùng một lượng nhỏ các chất thay thế đường vẫn có thể tạo được độ ngọt tương đương so với khi sử dụng đường. Nhiều chất thay thế đường có thể chứa ít hoặc không hề chứa calo. Vì vậy người ta vẫn hay gọi những chất thay thế đường là đường hóa học, đường nhân tạo hay chất làm ngọt không có calo.

Tại sao chất thay thế đường lại được dùng trong thực phẩm và đồ uống?

Chất thay thế đường tạo độ ngọt cho thực phẩm mà không làm tăng calo hoặc chỉ tăng rất ít. Điều này rất có lợi khi bạn cần kiểm soát lượng calo tiêu thụ, nhất là đối với các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Chất thay thế đường được sử dụng trong hầu hết các sản phẩm "ít calo" hoặc "không có calo" hiện nay.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là không ăn đường không hẳn là giải pháp hoàn hảo cho nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bạn. Bạn nên chú ý đáp ứng phần lớn nhu cầu calo này bằng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau quả, thịt nạc và các loại hạt ngũ cốc.

Những chất thay thế đường nào được phép sử dụng ở Mỹ hiện nay?

Những chất thay thế đường được phép sử dụng ở Mỹ hiện nay bao gồm:

- Aspartame, tên thương mại là Equal và Nutrasweet;

- Acesulfam K, tên thương mại là Sunett và Sweet One;

- Saccharin, tên thương mại là Sweet ‘N Low và Sweet Twin. Ở Việt Nam, đường hóa học được bán ở các chợ có thành phần chính là saccharin;

- Sucralose, tên thương mại là Spenda;

- Stevia, tên thương mại là PureVia, Truvia hay SweetLeaf Sweetener;

- Dẫn xuất rượu của đường, bao gồm sorbitol, xylitol và maltitol.

Chất thay thế đường có hại cho sức khỏe không?

Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, hiện vẫn chưa có bằng chứng nào chứng tỏ chất thay thế đường gây bệnh ung thư. Đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của các chất thay thế đường đang được sử dụng ở Mỹ. Các nghiên cứu này đều cho thấy đường hóa học an toàn khi dùng ở liều lượng vừa phải.

Một trường hợp ngoại lệ là người tiêu dùng mắc bệnh di truyền không thể chuyển hóa được phenylalanin (bệnh phenylketonuria, gọi tắt là PKU). Những người mắc bệnh PKU không thể ăn aspartame vì họ không thể chuyển hóa được phenylalanin có trong aspartame.

Làm thế nào để biết được thực phẩm hay đồ uống có chứa chất thay thế đường?

Hãy kiểm tra thành phần nguyên liệu để xem sản phẩm đó có chứa các chất thay thế đường được liệt kê phía trên hay không. Bảng thành phần nguyên liệu thường liệt kê các nguyên liệu theo thứ tự giảm dần về khối lượng.

Tôi nên ăn bao nhiêu chất thay thế đường là vừa phải?

Trừ khi bạn tự cho nó vào thức ăn, thông thường khó mà biết được chính xác lượng chất thay thế đường có trong thực phẩm và đồ uống. Mặc dù chất thay thế đường chứa ít calo hơn đường, tốt hơn hết bạn vẫn nên hạn chế ăn chúng và tập trung ăn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau quả, thịt nạc và hạt ngũ cốc. Các loại thực phẩm này là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể bạn.

Tôi đang mang thai. Chất thay thế đường nào sẽ an toàn cho tôi?

Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, aspartame an toàn cho người mẹ và thai nhi. Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy acesulfam K, dẫn xuất rượu của đường và sucralose cũng an toàn cho phụ nữ có thai ở liều lượng nhỏ. Nhiều bác sĩ khuyến cáo nên tránh saccharin và stevia bởi vì hiện vẫn chưa có đủ nghiên cứu y học chứng minh các loại chất thay thế đường này có an toàn trong quá trình mang thai hay không./.

Nguồn: Cổng thông tin Y học Cộng đồng
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp