04/04/2025 14:56 GMT+7

Chất tạo ngọt nhân tạo tác động đáng sợ lên não

Các nhà khoa học đã phát hiện chất tạo ngọt nhân tạo sucralose - với tên thương mại là S. - có tác động lên sức khỏe, ảnh hưởng không chỉ ở hệ tiêu hóa mà còn ở não bộ, theo Science Alert.

chất tạo ngọt - Ảnh 1.

Chất tạo ngọt không chứa calo có thể không hữu ích cho việc giảm cân - Ảnh: FREEPIK

Tác động này sẽ khiến người dùng chất tạo ngọt nhân tạo cảm thấy đói hơn, theo nghiên cứu.

Chất tạo ngọt nhân tạo làm tăng cảm giác đói

Trong một thử nghiệm, khi một nhóm gồm 75 người trưởng thành uống một loại đồ uống có chứa sucralose, lưu lượng máu đến vùng dưới đồi - khu vực của não giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn - tăng lên đáng kể.

Ngược lại, khi những người tham gia uống một loại đồ uống có chứa sucrose (còn gọi là đường ăn), hiệu ứng giảm cảm giác đói đã xảy ra. Nồng độ glucose ngoại vi tăng vọt, đồng thời lưu lượng máu đến vùng dưới đồi giảm.

Hai giờ sau khi uống sucrose, những người tham gia báo cáo mức độ đói giảm đáng kể so với khi họ uống sucralose.

Những phát hiện này, được củng cố bởi nghiên cứu ban đầu trên loài gặm nhấm, cho thấy chất tạo ngọt không chứa calo có thể không hữu ích cho việc giảm cân hoặc giảm cảm giác thèm đường trong thời gian dài.

Sucralose ngọt hơn sucrose 600 lần nhưng không có calo. Điều này có thể tạo ra "sự không tương xứng giữa kỳ vọng về lượng calo và sự vắng mặt của năng lượng thực sự", các tác giả nghiên cứu giải thích.

"Nếu cơ thể bạn mong đợi một lượng calo do cảm giác ngọt mang lại nhưng lại không nhận được như mong đợi, điều đó có thể làm thay đổi cách não bộ được kích hoạt để thèm những chất đó", tiến sĩ Kathleen Alanna Page, bác sĩ nội tiết tại Đại học Nam California, người giám sát nghiên cứu, cảnh báo.

Page và nhóm nghiên cứu cho rằng cần có thêm nghiên cứu để điều tra những tác động lâu dài của S. và các chất tạo ngọt tương tự, đặc biệt là khi có tới 40% người trưởng thành ở Mỹ thường xuyên sử dụng các chất thay thế đường này.

Gây ra nhiều tác động lên sức khỏe

Thử nghiệm gần đây có sự tham gia của 75 người trong độ tuổi từ 18 - 35, mỗi người trải qua ba lần can thiệp khác nhau, được xét nghiệm máu và chụp não trước và sau mỗi lần thử nghiệm.

Một ngày, họ uống một loại đồ uống có chứa sucralose. Ngày khác, họ uống một loại đồ uống có chứa sucrose. Vào ngày thứ ba, họ uống một ly nước lọc. Tất cả các loại đồ uống đều có hương anh đào không đường để người tham gia không thể phân biệt được sự khác nhau.

Thứ tự uống các loại đồ uống được sắp xếp ngẫu nhiên cho từng người, và khoảng thời gian giữa các buổi thử nghiệm dao động từ hai ngày đến hai tháng.

Không giống như khi uống đường thật, uống sucralose không làm tăng mức glucose trong máu, cũng như không kích thích các hormone như insulin và glucagon-like peptide 1 (GLP-1), những hormone giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

"Cơ thể sử dụng các hormone này để báo hiệu với não rằng bạn đã tiêu thụ calo nhằm giảm cảm giác đói", Page giải thích. "Sucralose không có tác dụng đó, và sự khác biệt trong phản ứng hormone đối với sucralose so với đường càng rõ rệt hơn ở những người béo phì".

Điều này cho thấy các tín hiệu chuyển hóa trong cơ thể có liên quan chặt chẽ đến hoạt động của não bộ.

Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện những dấu hiệu đáng lo ngại rằng sucralose - chất thay thế đường phổ biến, thường có trong đồ uống ăn kiêng và kẹo cao su - có liên quan đến tổn thương DNA, suy giảm khả năng dung nạp glucose và thay đổi hệ vi sinh đường ruột.

Hai năm sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo về tác động chuyển hóa và viêm nhiễm tiềm tàng của sucralose, giới khoa học lại có thêm một lý do nữa để lo ngại về việc tiêu thụ chất tạo ngọt này một cách tùy tiện.

Hiện tại, Page và các đồng nghiệp đang thực hiện một nghiên cứu tiếp theo để xem xét tác động của sucralose lên não bộ của trẻ em và thanh thiếu niên. "Liệu những chất này có dẫn đến sự thay đổi trong não bộ đang phát triển của trẻ em có nguy cơ béo phì hay không?", Page đặt câu hỏi.

"Não bộ rất nhạy cảm trong giai đoạn này, vì vậy đây có thể là một cơ hội quan trọng để can thiệp". Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Metabolism.

Chất tạo ngọt nhân tạo tác động đáng sợ mức nào lên não bộ? - Ảnh 2.Kẹo rau củ Kera có thành phần chất tạo ngọt nhưng không ghi trên nhãn dán

Theo thông tin từ Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (Bộ Y tế), hiện đã có kết quả kiểm nghiệm kẹo rau củ Kera. Kết quả đã được chuyển đến Cục An toàn thực phẩm.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp