08/12/2022 10:24 GMT+7

Chắt chiu từng đơn hàng, giữ 'chén cơm' cho công nhân

NGỌC HIỂN
NGỌC HIỂN

TTO - Để có đơn hàng đảm bảo sản xuất và giữ nhân công, các doanh nghiệp (DN) đã chắt chiu từng đơn hàng nhỏ và tìm kiếm những đơn hàng lẻ ở các thị trường mới, thậm chí tạm thời phục vụ thị trường trong nước.

Chắt chiu từng đơn hàng, giữ chén cơm cho công nhân - Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp dệt may đang tìm kiếm đơn hàng lẻ từ các thị trường mới - Ảnh: N.HIỂN

Thay vì nhận trước đơn hàng từ ba đến sáu tháng, hiện các DN chấp nhận tìm kiếm đơn hàng trong ngắn hạn để có thể sản xuất trong giai đoạn đầu năm 2023.

Lo tiếp tục giảm đơn hàng

Từ nhiều tháng nay, Công ty Việt Thắng Jeans (TP Thủ Đức, TP.HCM), chuyên sản xuất thời trang xuất khẩu, đã phải giảm tốc sản xuất khi các thị trường chủ lực là Mỹ, EU. 

Ông Phạm Văn Việt - giám đốc công ty - cho biết để tìm kiếm đơn hàng đảm bảo việc làm cho công nhân, DN phải mở rộng thị trường, tìm kiếm các đơn hàng ở các thị trường châu Á, Đông Nam Á và đặc biệt là đẩy mạnh thị trường nội địa. Đây là tình cảnh chung của ngành dệt may khi phần lớn DN xuất khẩu đều sụt giảm đơn hàng mạnh, thậm chí có DN phải tạm thời đóng cửa.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Xuân Hồng, chủ tịch Hội Dệt may - Thêu đan TP.HCM, cho biết thời điểm hiện nay các DN ngành dệt may rất khó khăn khi sụt giảm đơn hàng xuất khẩu. 

Theo ông Hồng, do các thị trường truyền thống như Mỹ và EU giảm tiêu thụ, các DN tại TP giảm khoảng 20% đơn hàng. Khả năng trong quý 1-2023 mức sụt giảm này sẽ tăng lên đến 30%. Các DN phải điều chỉnh sản xuất, cắt giảm lao động hoặc vẫn cố gắng giữ lao động nhưng giảm giờ làm.

Ông Hồng cho biết DN ngành dệt may hiện tìm mọi cách để giữ lao động, trong đó có nỗ lực để tìm kiếm các đơn hàng mới. 

Các DN phải mở rộng, tìm thêm các thị trường mới, thậm chí nhận những đơn hàng nhỏ hoặc chia sẻ đơn hàng giữa các DN với nhau. Nhiều DN cũng đã quay sang thị trường thời trang nội địa cho mùa cao điểm mua sắm dịp cuối năm, Tết để có thêm công ăn việc làm cho người lao động, không để người lao động thiếu việc kéo dài.

"Nhiều DN phải chắt chiu từng đơn hàng nhỏ, kiếm thêm từng đơn hàng ở những thị trường tương đối mới, giá thấp với mục tiêu là giúp người lao động có việc trước cái đã rồi tới đâu tính tới đó chứ bây giờ cũng không còn cách nào khác", ông Hồng nói.

Hy vọng khôi phục từ tháng 3-2022

Vừa trực tiếp sang Mỹ bàn giao lô hàng máy móc ngành công nghiệp cơ khí gồm các máy cán tôn giả ngói, cán tôn vách, cán tôn lợp mái..., ông Đoàn Võ Khang Duy - giám đốc Công ty CP công nghiệp Ameco - cho biết để có đơn hàng giữa thời điểm khó khăn này là nỗ lực rất lớn của DN. DN tăng cường marketing online để tìm kiếm các đơn hàng mới. Tuy vậy, hiện sức mua vẫn ảm đạm, ngay cả đơn hàng trong nước cũng có khi người mua lùi thời điểm nhận hàng.

Với vai trò phó chủ tịch Hội Cơ khí - Điện TP.HCM, ông Duy cho biết tuy ảnh hưởng ít hơn so với dệt may nhưng do việc xuất khẩu giảm, tiêu thụ nội địa cũng giảm nên không ít DN trong ngành công nghiệp cơ khí, điện cũng gặp khó. Các DN cơ khí chưa đến mức giảm công nhân nhưng cũng buộc phải cắt giảm giờ làm, giãn thời gian làm việc.

Trong khi đó, một DN ngành gỗ cho biết do thiếu đơn hàng trong ngắn hạn nên DN buộc phải chọn tình thế giải pháp là cho công nhân về quê song vẫn chi trả 50 - 70% lương cơ bản để giữ chân lao động. Dự kiến đến tháng 4 năm sau mới có đơn hàng trở lại nên DN này sẽ mời công nhân trở lại làm việc.

Ông Nguyễn Chánh Phương - phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM - hy vọng sau mùa hội chợ giới thiệu hàng hóa và mẫu sản phẩm đầu năm, từ tháng 3 năm sau DN Việt bắt đầu có đơn hàng nhiều hơn như hiện nay.

Nhận định về tình hình đơn hàng trong năm sau, ông Phạm Xuân Hồng, chủ tịch Hội Dệt may - Thêu đan TP.HCM, kỳ vọng kể từ quý 2-2023 đơn hàng dần khôi phục bởi ngành dệt may sẽ trải qua hai quý sụt giảm nhu cầu, do đó khả năng sau sáu tháng người dân ở các thị trường truyền thống sẽ phục hồi nhu cầu ăn mặc, mua sắm quần áo.

Theo ông Hồng, khi nhu cầu phục hồi, các DN sản xuất Việt cũng sẽ có cơ hội tăng sản xuất, người lao động cũng có việc làm ổn định trở lại.

Mong sớm có Mong sớm có 'liều thuốc' đủ đô cho nền kinh tế

TTO - Thị trường bất động sản đóng băng, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu gặp khó và khát vốn trong khi trái phiếu như những quả bom hẹn giờ... khiến các tế bào doanh nghiệp lẫn sức khỏe nền kinh tế bị đe dọa.

NGỌC HIỂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp