Ảnh: Natural Health 365
Nghiên cứu - do các nhà khoa học tại Đại học California ở Los Angeles, Mỹ thực hiện, đã xem xét những ảnh hưởng khi một đứa trẻ lớn lên trong một môi trường không ổn định, bị bỏ bê hoặc không có cha mẹ bên cạnh.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng một mẫu gồm các gia đình trong cùng một quốc gia từ cuộc nghiên cứu trước đây hồi năm 2014. Mức độ nghiêm trọng của các vấn đề hành vi của trẻ được đo lường thông qua một thang đo gọi là "chỉ số vấn đề hành vi".
Các nhà nghiên cứu đã phát cho những người chăm sóc chính của các trẻ từ 3-17 tuổi một loạt câu hỏi để đánh giá những vấn đề hiện tại, gồm: lo lắng, trầm cảm, lệ thuộc, hiếu động thái quá và hung hăng.
Nghiên cứu nhận thấy có mối liên hệ giữa những em có tỉ lệ vấn đề về hành vi cao và những bậc cha mẹ từng trải qua nhiều sự kiện tiêu cực thời thơ ấu.
Theo đó, con cái của những phụ huynh từng bị ít nhất 4 biến cố tiêu cực trước 18 tuổi - như bị bỏ bê, lạm dụng và rối loạn chức năng gia đình - dễ gặp các vấn đề về hành vi như hiếu động thái quá hoặc có vấn đề về điều chỉnh cảm xúc.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện trẻ sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn khi mẹ của chúng bị chấn thương lúc còn bé. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên do là các bà mẹ thường là những người chăm sóc chính bọn trẻ.
Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy có sự tương quan giữa các biến cố tuổi thơ của một người và con cái họ, và các nhà nghiên cứu không muốn dừng ở đó.
"Bước tiếp theo, chúng tôi sẽ kiểm tra xem liệu các sự kiện tiêu cực thời thơ ấu của ông bà có liên quan gì đến sức khỏe hành vi của cháu họ không", nhóm nghiên cứu nói.
Dù nghiên cứu này tập trung vào các hậu quả hành vi của những trải nghiệm đau buồn thời thơ ấu, nhưng
Trước đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những sự kiện tiêu cực thời thơ ấu của một người có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, làm tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính và tử vong sớm sau này của người đó.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận