Ông Chris Nowinski, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về chấn thương não (CTE) của ĐH Boston (Mỹ) cho biết: "Các trường hợp sa sút tinh thần của VĐV sau ngày giải nghệ một phần bắt nguồn từ những chấn thương từ khi họ còn rất trẻ"
Giả thuyết trên đang được đưa ra một cách mạnh mẽ sau vụ tự tử tròn một năm của Ryan Freel, ngôi sao bóng chày của Mỹ. Sau đó, các nhà nghiên cứu tiếp tục hướng sự nghiên cứu đến các đối tượng là những cầu thủ bóng đá, khúc côn cầu và boxing. Tiến sĩ Ann McKee, một thành viên của trung tâm đã thực hiện việc mổ xẻ hơn 180 bộ não của các VĐV và phát hiện ra rằng, hơn 100 trong số đó bị mắc bệnh về não.
Những cú va đập, knock out,... diễn ra thường xuyên với các VĐV ngay từ khi họ còn trẻ. Theo kết quả của Viện y học quốc gia, riêng trong năm 2009 có đến hơn 250.000 VĐV dưới 19 tuổi phải điều trị về các chấn thương vùng đầu và chấn động đến não. Ông Nowinski cho rằng, sự suy thoái não với các VĐV đến từ lúc họ khoảng 17 tuổi. Những hệ quả đáng kể sau đó bao gồm bệnh mất trí nhớ, lú lẫn, trầm cảm, tâm lý bất thường hay cả chứng tâm thần phân liệt.
Ông Nowinski cho biết thêm: "Bị một quả bóng chày văng trúng đầu có tác hại tương đương với một cú va chạm mạnh giữa 2 chiếc mũ bảo hiểm trong các trận bóng bầu dục". Theo đó, liên tiếp các chấn thương nhẹ như vậy sẽ khiến các mô não bị thoái hóa dần, thêm vào đó là sự thay đổi cấu trúc protein tau, một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh Alzheimer (mất trí nhớ).
Rất khó để có thể kiểm soát các thông tin về việc chấn thương não bộ, lời khuyên từ các bác sĩ đó là các VĐV trẻ nên tìm một chiếc mũ bảo hiểm thật tốt. Nếu cảm thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào sau khi dính chấn thương vùng đầu, VĐV cũng nên tìm ngay đến bác sĩ để khám nghiệm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận