25/03/2006 22:15 GMT+7

Chăm sóc trẻ bị sốt virus tại nhà

Theo Sức khỏe và đời sống
Theo Sức khỏe và đời sống

Theo số liệu điều tra dịch tễ của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, liên tiếp trong nhiều tuần qua, tình trạng sốt virus xảy ra trên nhiều địa phương như Hà Nội, Thái Bình, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, trong đó trẻ em là đối tượng dễ mắc nhất. Để giảm sức ép cho bệnh viện tuyến Trung ương, xin giới thiệu cho độc giả cách chăm sóc trẻ bị sốt virus tại nhà.

djiiOO0z.jpgPhóng to
Bệnh nhi điều trị tại khoa hô hấp, Bệnh viện Nhi T.Ư. Ảnh: V.Dũng
Theo số liệu điều tra dịch tễ của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, liên tiếp trong nhiều tuần qua, tình trạng sốt virus xảy ra trên nhiều địa phương như Hà Nội, Thái Bình, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, trong đó trẻ em là đối tượng dễ mắc nhất. Để giảm sức ép cho bệnh viện tuyến Trung ương, xin giới thiệu cho độc giả cách chăm sóc trẻ bị sốt virus tại nhà.

Sốt là tình trạng tăng thân nhiệt cao - trên 370C khi cặp nhiệt độ tại nách, khi cặp nhiệt độ ở hậu môn hoặc miệng thì có thể tăng thêm 0,5-10C. Tình trạng sốt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên: do bệnh nhiễm khuẩn, do hệ thống miễn dịch, một số khối u, do trung tâm điều nhiệt bị rối loạn...

Một trong số các nguyên nhân gây sốt thường gặp ở trẻ nhỏ là sốt do virus. Khi cơ thể bị nhiễm virus, lập tức hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động nhằm chống lại virus, quá trình này gây ra các phản ứng viêm và tạo ra một số chất trung gian kích thích..., chính phản ứng viêm và các chất trung gian này gây tình trạng sốt.

Trong điều kiện bình thường, cơ thể cũng mang một số loại virus ở một số cơ quan như mũi, họng, đường tiêu hóa... nhưng không gây bệnh. Khi cơ thể suy yếu môi trường thay đổi đột ngột là điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh. Một số bệnh do virus thường gặp ở trẻ em là: viêm não, viêm màng não, viêm họng, viêm mũi, tiêu chảy cấp... và một số trường hợp chỉ gây sốt đơn thuần (gọi là sốt virus).

Một số biểu hiện thường xuất hiện cùng với hiện tượng sốt

Sốt cao co giật: Hiện tượng này thường xảy ra khi trẻ bị sốt cao trên 3805, toàn thân trẻ co giật, tím môi, nếu diễn biến nặng, tái phát nhiều lần thì có thể gây thiếu ôxy não, hôn mê và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Sốt cao rét run: Trẻ có cảm giác toàn thân lạnh, đặc biệt là tay, chân, có thể nổi vân tím trên da.

Chảy nước mũi: Thường trẻ sẽ chảy nước mũi trong, không có mùi hôi, tăng tiết đờm dãi trong miệng.

Ho: Trẻ có thể ho khan hoặc có đờm do quá trình viêm tại mũi họng gây ra.

Rối loạn tiêu hóa: Thường là tiêu chảy cấp: trẻ đi ngoài phân lỏng, nhiều nước, không có máu. Trẻ thường rất khá nước, nếu không chăm sóc tốt, bệnh sẽ diễn biến nặng lên và có thể gây tử vong. Nếu chăm sóc tốt thì, tượng này sẽ thuyên giảm và khỏi trong 5-7 ngày.

Nôn: Trẻ có thể nôn sau khi ăn. Nếu nôn khan nhiều lần thì cần chú ý thêm các vấn đề khác về não, màng não.

Đau đầu: Trẻ lớn có thể kêu đau đầu, trẻ nhỏ thì quấy khóc, vật vã. Ngoài cơn sốt trẻ lại chơi ngoan.

Đau mình mẩy, đau cơ: Trẻ có cảm giác mệt mỏi, đau nhức cơ bắp toàn thân.

Phát ban: Sau khi sốt vài ngày, trẻ có thể xuất hiện ban đỏ trên da và đỡ sốt.

Chăm sóc trẻ bị sốt do virus tại nhà

Các bậc cha mẹ cần chú ý theo dõi sát nhiệt độ của trẻ từng giờ đến khi đỡ sốt.

Hạ sốt: Trong nhà nên thường xuyên có cặp nhiệt độ, thuốc hạ sốt. Khi thân nhiệt cao trên 38,50C thì dùng một số thuốc hạ sốt như paracetamol với liều 10-15mg/kg cân nặng, mỗi lần cách nhau 8 giờ. Không nên dùng liều cao và nhiều lần vì dễ gây ngộ độc paracetamol. Ngoài ra, cho trẻ nằm nơi thoáng mát, nới rộng quần án, chườm mát cho trẻ bằng khăn ẩm, không nên chườm đá, nước lạnh. Nếu tình trạng không cải thiện, xuất hiện co giật, rét run thì đưa trẻ đến khám tại trung tâm y tế.

Khi trẻ xuất tiết đờm dãi nhiều có thể dùng kháng sinh như amoxilin, eryth romycin theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.

Nhỏ mũi: Nhỏ mũi cho trẻ bằng natriclorid 0,9%, nhiều lần trong ngày nhằm làm sạch mũi họng cho trẻ, tránh nguy cơ bội nhiễm mũi họng do vi khuẩn.

Dùng thuốc giảm ho, long đờm hoặc một số thuốc ho có nguồn gốc thảo dược.

Chế độ ăn: Cho trẻ ăn chế độ giàu chất dinh dưỡng, ăn lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước hoa quả... Nếu trẻ bị nôn sau khi ăn thì cho trẻ uống từng thìa nhỏ.

Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ theo lịch tiêm chủng của Chương trình TCMR, nếu có điều kiện nên tiêm phòng các loại vacxin khác ngoài chương trình.

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, vệ sinh ăn uống: Cho trẻ ở nơi thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, không khí trong lành. Không để trẻ bị nhiễm lạnh, nhất là khi tắm cho trẻ, ban đêm khi trẻ ngủ.

Đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế nếu trẻ: co giật, sốt cao không hạ sốt được nôn khan nhiều lần, tiêu chảy, lơ mơ, li bì, thở nhanh.

Theo Sức khỏe và đời sống
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp