Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá
- Yếu tố nội tiết: hormone sinh dục nam (được gọi là androgen) tăng cao trong giai đoạn dậy thì ở cả nam và nữ. Sự thay đổi hormone khi có thai cũng có thể làm cho tình trạng mụn xảy ra nghiêm trọng hơn.
- Di truyền hoặc do gen: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng rất nhiều thanh thiếu niên có mụn trứng cá có tiền sử gia đình bị mụn trứng cá.
- Stress kéo dài cũng có thể làm cho tình trạng mụn trứng cá phát triển nặng.
- Một số thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá bao gồm: Androgen (hormone sinh dục nam), Lithium, Barbiturate, thuốc an thần có chứa halogen, thuốc trị lao INH, vitamine B12…
- Trang điểm bằng chế phẩm có chứa các chất béo có thể làm thay đổi các tế bào của nang lông, làm cho chúng dính vào nhau và gây ra nhân mụn.
- Một số thói quen trong sinh hoạt như: lau hoặc cọ xát mặt nhiều; áp lực do quai mũ bảo hiểm, quai ba lô, cổ áo quá chặt; để tóc phủ trán… cũng có thể làm cho tình trạng mụn tồi tệ hơn.
- Các kích thích từ môi trường như: sự ô nhiễm và độ ẩm cao cũng có thể tác động xấu lên tình trạng mụn trứng cá.
- Mụn trứng cá không phải do: ăn chocolate, ăn thức ăn có mỡ, da bẩn.
Cách chăm sóc
- Nên rửa vùng da bị mụn một cách nhẹ nhàng với chất tẩy nhẹ, một lần vào buổi sáng và buổi tối. Bụi bẩn sẽ làm cho tình trạng mụn nặng nề hơn.
- Nên gội đầu thường xuyên, nếu tóc có nhiều dầu, nên gội đầu hàng ngày.
- Việc nặn bóp mụn không đúng cách, không hợp vệ sinh sẽ dễ có nguy cơ nhiễm trùng và hình thành sẹo.
- Nam giới khi có mụn nên thận trọng trong việc sử dụng dụng cụ cạo râu, dao cạo cần phải sắc và râu tóc cần được làm mềm trước khi cạo.
- Hạn chế phơi nắng từ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều, che mặt bằng khẩu trang, mũ rộng vành hoặc kem chống nắng phù hợp.
- Không dùng các mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, các loại kem pha, kem trộn hoặc các kem làm trắng nhanh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận