Phóng to |
Chương trình tàu con thoi NASA bao gồm năm tàu con thoi Atlantis, Challenger, Columbia, Discovery và Endeavour. Chuyến bay đầu tiên được thực hiện ngày 12-4-1981. Hai tàu Challenger và Columbia bị phá hủy trong các vụ tai nạn hồi năm 1986 và 2003 làm tổng cộng 14 phi hành gia thiệt mạng. Đội tàu con thoi của NASA còn có tàu mẫu Enterprise chưa bao giờ bay trên không gian. Sau khi “về hưu”, các tàu con thoi NASA sẽ nghỉ ngơi trong các viện bảo tàng.
Như vậy, với sự kiện tàu Atlantis hạ cánh, một thời kỳ 30 năm Mỹ độc chiếm trong lĩnh vực đưa người lên vũ trụ đã chấm dứt. Khi tất cả các tàu con thoi đều “nghỉ hưu”, NASA sẽ không còn phương tiện để đưa các phi hành gia lên quỹ đạo. Trước mắt, NASA sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn vào tàu Soyuz của Nga để thực hiện các sứ mệnh đưa người lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) trên quỹ đạo. Về lâu dài, NASA sẽ dựa vào các công ty tư nhân để đóng các tàu không gian thế hệ mới nhằm đưa người và hàng hóa lên ISS và bay vào vũ trụ.
Hiện tại NASA đã cung cấp kinh phí cho bốn công ty đóng các loại tàu vũ trụ mới để có thể bắt đầu xuất xưởng từ năm 2015.
Loại thứ nhất là tàu vận chuyển đa mục đích (MPCV) dựa trên thiết kế của tàu vũ trụ Orion có khả năng chở bốn phi hành gia bay vào vũ trụ. Chi phí sản xuất tàu MPCV đã lên đến 5 tỉ USD. Dự báo MPCV sẽ bắt đầu bay vào năm 2020 và có thể được sử dụng để đưa người lên sao Hỏa vào năm 2030.
Loại thứ hai là tàu Dream Chaser, được sản xuất với 100 triệu USD do NASA hỗ trợ để chở bảy phi hành gia, có khả năng đáp xuống các đường băng thông dụng giống như tàu con thoi. Nhiều khả năng loại tàu này bắt đầu hoạt động từ năm 2015.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận