21/11/2018 17:52 GMT+7

'Chấm điểm' trường nghề: Đa số doanh nghiệp chưa hài lòng

NGỌC HÀ
NGỌC HÀ

TTO- “Thủ khoa” trong đợt “chấm điểm” sát hạch chất lượng này thuộc về các trường nghề Đà Nẵng, nhưng cũng chỉ 55,2% doanh nghiệp đánh giá “chất lượng tốt”. Còn kết quả thấp nhất thuộc về tỉnh Điện Biên với chỉ khoảng 20% doanh nghiệp hài lòng.

Chấm điểm trường nghề: Đa số doanh nghiệp chưa hài lòng - Ảnh 1.

Nhiều đại biểu trong nước và quốc tế quan tâm đến Hội nghị Người sử dụng lao động 2018 - Ảnh: NGỌC HÀ

Thông tin này được bà Trần Thị Lan Anh - Phó Tổng thư ký Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Giám đốc Văn phòng giới sử dụng lao động chia sẻ tại Hội nghị Người sử dụng lao động 2018 - Hợp tác doanh nghiệp và nhà trường trong đào tạo và tuyển dụng ngày 21-11. 

Hội nghị do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp- Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và VCCI tổ chức.

Kết quả cụ thể có được từ phân tích số liệu từ cuộc điều tra đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) qua các năm. Năm  2017 PCI khảo sát trên 10.000 doanh nghiệp trên toàn quốc.

Theo đó, nếu so sánh kết quả đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng giáo dục nghề nghiệp giữa các tỉnh năm 2017 thì Đà Nẵng là địa phương có tỉ lệ doanh nghiệp "đánh giá tốt" cao nhất, đạt 55,2%, tiếp đến là Long An (51,6%) và Đồng Tháp (51,2%).

Đây là ba tỉnh có trên 50% tỉ lệ doanh nghiệp đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp tại tỉnh đạt chất lượng tốt.

Ở chiều ngược lại, Điện Biên (20,6%) và Yên Bái (24,7%) là hai tỉnh có tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá tốt về chất lượng giáo dục đào tạo nghề thấp nhất, đạt chưa đến 1/4 số lượng doanh nghiệp.

Hai trung tâm kinh tế, cũng là trung tâm giáo dục lớn của Việt Nam là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đều có tỉ lệ doanh nghiệp đánh giá tốt về chất lượng giáo dục dạy nghề thấp, lần lượt là 40,6% và 32,5%, xếp thứ 22 và 45 trên tổng số 63 tỉnh thành.

Theo bà Lan Anh, đánh giá của các doanh nghiệp FDI cũng trùng với đánh giá của doanh nghiệp nói chung về chất lượng giáo dục dạy nghề tại tỉnh.

Dù chất lượng giáo dục dạy nghề tại tỉnh đã có xu hướng cải thiện trong năm 2016-2017, nhưng nếu so với các năm 2012-2013 thì tỷ lệ các doanh nghiệp đánh giá "chất lượng giáo dục dạy nghề tại tỉnh là tốt" đã giảm đi.

"Điều này không hẳn là do chất lượng giáo dục dạy nghề đi xuống mà là do yêu cầu về lao động của doanh nghiệp ngày càng cao, trong khi giáo dục nghề nghiệp vẫn chưa theo kịp các yêu cầu này.

Chính vì thế cần có những thay đổi trong giáo dục nghề nghiệp để chất lượng lao động qua đào tạo nghề có thể đáp ứng tốt yêu cầu sử dụng của doanh nghiệp.

Giải pháp cho thực trạng này chính là thu hút sự tham gia của doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nghề, thúc đẩy mối liên kết giữa doanh nghiệp và các trường dạy nghề"- bà Lan Anh nhấn mạnh.

NGỌC HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp