07/01/2019 10:06 GMT+7

'Chấm điểm' để thúc cải cách

NGUYỄN MINH THẢO (Viện Nghiên cứu quản lý  kinh tế Trung Ương)  - NGỌC AN ghi
NGUYỄN MINH THẢO (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương) - NGỌC AN ghi

TTO - Hai nghị quyết 01 và 02 được Chính phủ ban hành ngay từ ngày đầu năm đã đặt ra nhiều mục tiêu khó. Các bộ ngành sẽ được chấm điểm, đánh giá chặt hơn.

Chấm điểm để thúc cải cách - Ảnh 1.

Người dân và doanh nghiệp quyết toán thuế tại Cục Thuế TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nghị quyết 01 về thúc đẩy các giải pháp thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội vẫn được ban hành theo thông lệ hằng năm là ngày 1-1.

Tuy nhiên, với nghị quyết 19 về cải thiện và năng lực cạnh tranh năm nay mang số 02, được ban hành ngay trong đầu năm, chứ không phải thông lệ là tháng 3. Điều này cho thấy Chính phủ rất coi trọng giải pháp để cải thiện hơn môi trường kinh doanh.

Thực tế, những kết quả đạt được năm 2018 vẫn đặt ra cho các bộ ngành phải nỗ lực nhiều hơn. Về điều kiện kinh doanh, dù theo báo cáo các bộ ngành đã cắt giảm 60%, nhưng đó chỉ là con số báo cáo.

Cắt giảm thực chất bao nhiêu và doanh nghiệp có được hưởng thực không, cần rà soát thêm. Chưa kể, những phương án cắt giảm bộ ngành ban hành năm 2018 có được thực thi đầy đủ và nghiêm túc ở các cấp thực thi hay không?

Hay với quản lý chuyên ngành, dù đã có một số thay đổi nhưng chưa nhiều và không đồng đều giữa các bộ ngành.

Một số bộ ngành thay đổi bằng cách chuyển từ kiểm tra chuyên ngành trước thông quan bằng sau thông quan. Điều đó không có nghĩa là không kiểm tra, phương thức quản lý mới vẫn chưa được áp dụng.

Thời gian ở VN thực hiện thông quan vẫn dài, gấp 2 lần của Thái Lan và 3 lần của Malaysia, chi phí cũng gấp 2-3 lần so với nhiều nước trong khu vực!

Xếp hạng môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của VN năm 2018 mới ở mức trung bình khá trên bình diện quốc tế (xếp thứ 69/190 về môi trường kinh doanh). Trong khu vực ASEAN vẫn chưa vào nhóm 4 nước dẫn đầu.

Năm nay, Chính phủ có cách thức giao nhiệm vụ khác.

Trước Chính phủ chủ động đưa ra giải pháp cụ thể cho các bộ ngành thì nay giao nhiệm vụ theo các chỉ số (như VN năm 2019 thứ hạng về môi trường kinh doanh theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) phải tăng 5 - 7 bậc; xếp hạng chỉ số nộp thuế và bảo hiểm xã hội năm 2019 tăng 7 - 10 bậc; chấm dứt việc quy định thủ tục hành chính trong công văn hướng dẫn...).

Điều này đồng nghĩa các bộ ngành phải chủ động tìm hiểu các chỉ số, tự tìm giải pháp cải thiện. Bởi hơn ai hết các bộ ngành hiểu họ cần thay đổi thế nào.

Nhìn lại kết quả đánh giá của WB về môi trường kinh doanh năm vừa qua bị tụt 1 bậc, cần thêm nhiều quyết tâm vì dư địa còn. Như chỉ số nộp thuế và bảo hiểm xã hội hoàn toàn có thể giảm nếu thời gian tới áp dụng giao dịch điện tử một cách thực sự và hệ thống phần mềm hoạt động trôi chảy.

Nghị quyết đã đề cao vai trò cơ quan đánh giá độc lập khi giao Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI), các hiệp hội... theo dõi, đánh giá độc lập thường xuyên về tình hình và kết quả thực hiện nghị quyết.

Bộ Nội vụ hay VCCI đã được giao lồng ghép những tiêu chí đánh giá vào các hoạt động khảo sát hằng năm.

Với việc "chấm điểm" từng bộ ngành, địa phương, năng lực thực thi của cán bộ công chức, giao chỉ tiêu cụ thể (thay vì chỉ đưa ra nhiệm vụ, giải pháp), việc thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2019, cải thiện môi trường kinh doanh... có thêm hi vọng đạt hiệu quả thực chất.

NGUYỄN MINH THẢO (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương) - NGỌC AN ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp