10/12/2024 08:19 GMT+7

'Chấm điểm công dân' qua cách tham gia giao thông

Hằng ngày đi làm qua đường Giải Phóng (Hà Nội), tôi không khỏi bức xúc khi chứng kiến nhiều người chạy xe không đi đúng làn đường, dù biển chỉ dẫn rất rõ ràng. Nhiều nút giao có đèn tín hiệu cũng thường xuyên bị người tham gia giao thông phớt lờ.

“Chấm điểm công dân” qua cách đi xe - Ảnh 1.

Giao thông rối loạn tại giao lộ Láng- Cầu Giấy khi xe máy lấn qua vạch dừng lúc đèn đỏ gây cản trở hàng xe đang lưu thông - Ảnh: T.T.D.

Khi nào người Việt thấu hiểu trách nhiệm với cộng đồng trong lúc lái xe, khi đó chúng ta mới có thể mơ về những con đường trật tự, an toàn và văn minh hơn trong tương lai.

Đoạn qua bến xe Giáp Bát là nơi các xe khách ngang nhiên dừng đỗ đón khách, gây ùn tắc và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn. Đáng chú ý, trên tuyến đường này hệ thống camera giám sát được lắp đặt rất nhiều.

Một người quen của tôi rất tuân thủ luật giao thông khi lái ô tô nhưng lại có thói quen hay vượt đèn đỏ khi đi xe máy. Đứa con gái mới chỉ 5 tuổi của anh cũng có lần hỏi sao anh lại vượt đèn đỏ khi đi xe máy. Nhiều vi phạm giao thông không đến từ sự thiếu hiểu biết, mà từ ý thức và thái độ coi thường luật pháp của nhiều người cùng lúc.

Nhiều nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này. Thứ nhất, do ý thức cá nhân. Nhiều người sẵn sàng vi phạm luật khi nghĩ rằng mình không bị phát hiện hoặc xử phạt. Thứ hai, sự thờ ơ của cộng đồng khiến việc vi phạm trở thành thói quen và bị coi là bình thường. Việc xử lý vi phạm đôi khi cũng chưa hiệu quả nhiều.

Cuối cùng, mặc dù hạ tầng giao thông có ảnh hưởng phần nào đến việc tham gia giao thông nhưng không thể lấy đó làm lý do để biện minh cho việc vi phạm.

Giải pháp để cải thiện văn hóa giao thông cần được bắt đầu từ giáo dục. Gia đình và nhà trường cần là nơi đầu tiên dạy trẻ về an toàn giao thông nhưng hành động mẫu mực của cha mẹ mới thật sự là bài học thực tiễn, sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc tuân thủ luật.

Bên cạnh đó, mạng xã hội và những người có sức ảnh hưởng (KOL) có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ.

Với sự phổ biến của mạng xã hội, các KOL và thần tượng có thể khuyến khích giới trẻ tuân thủ luật giao thông và tạo ra xu hướng tích cực trong cộng đồng. Khi một hình mẫu điển hình như vậy được lan truyền, hiệu ứng domino sẽ xuất hiện, từ đó thúc đẩy ý thức chung của cộng đồng.

Việt Nam đã có ứng dụng VNeID trong đó tích hợp cả giấy phép lái xe, đăng ký xe, thông tin thuế và bảo hiểm xã hội.

Cơ quan chức năng có thể thông qua ứng dụng này để xử lý hậu kiểm hành vi vi phạm. Các hình thức phạt nguội như chấm điểm công dân hoặc tín dụng xã hội đối với chủ phương tiện vi phạm luật giao thông như Trung Quốc đang áp dụng cũng rất đáng học hỏi.

Truy thu tiền phạt nguội các lỗi vi phạm khi người dân quyết toán thuế thu nhập cá nhân và khi thực hiện các dịch vụ công, đây cũng là cách có thể tính đến, nhất là đối với người chạy xe máy khi chưa thể truy thu tiền nộp phạt lúc chủ phương tiện đi đăng kiểm giống như ô tô.

Các cơ quan chức năng cần duy trì công tác kiểm tra, hướng dẫn và xử phạt thường xuyên chứ không nên thực hiện theo các chiến dịch và chuyên đề. Bằng cách áp dụng các giải pháp thiết thực và đồng bộ, chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra một thay đổi tích cực.

'Chấm điểm công dân' qua cách đi xe - Ảnh 2.Metro: Cơ hội định lại văn hóa giao thông

Không chỉ là một phương tiện giao thông, metro mang theo hy vọng thay đổi văn hóa giao thông của người Việt. Tuyến metro số 1 tại TP.HCM không chỉ là biểu tượng của hạ tầng hiện đại mà còn mang diện mạo mới hóa giao thông đô thị.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp