26/05/2009 03:30 GMT+7

Châm cứu chữa liệt mặt do lạnh

 BS NGUYỄN CÔNG MINH (BV Y học cổ truyền TP.HCM)
 BS NGUYỄN CÔNG MINH (BV Y học cổ truyền TP.HCM)

TT - Liệt mặt hay liệt dây thần kinh VII ngoại biên là một loại bệnh gặp ở các lứa tuổi từ vị thành niên đến người cao tuổi, không phân biệt giới tính, không lây, biểu hiện là liệt ngoại biên toàn bộ nửa bên mặt.

6EWcPcta.jpgPhóng to
Chữa liệt mặt do lạnh bằng phương pháp ôn châm - Ảnh: N.C.M.

Tránh gió thổi thẳng vào mặt

Để phòng bệnh liệt mặt do lạnh, khi đi tàu xe tránh mở cửa bị gió tạt vào mặt. Vào mùa nóng không nên để quạt, máy điều hòa thổi thẳng vào mặt khi ngủ. Đối với những người làm việc và học tập ban đêm không nên ngồi gần cửa sổ để tránh gió lùa. Người già ban đêm không nên ra ngoài... Ngoài ra, cần điều trị sớm các chứng viêm nhiễm ở tai, mũi, họng và đề phòng chấn thương sọ ở vùng thái dương, xương chũm.

Mặc dù bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động, trạng thái tâm lý, khả năng giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày: khó biểu hiện cảm xúc ở mặt, rối loạn điều tiết mắt, khó khăn trong ăn uống, quan trọng là ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh.

Liệt dây thần kinh VII ngoại biên có nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là do lạnh chiếm khoảng 75% trường hợp, còn lại là do các nguyên nhân khác như nhiễm trùng, sang chấn...Cho đến nay sinh bệnh học của liệt này vẫn chưa hoàn toàn thống nhất. Vai trò của lạnh được đề cập đến qua cơ chế mạch máu và cơ chế nhiễm trùng.

Tổn thương dây VII là bệnh thường gặp trong số các bệnh lý về dây thần kinh, trong đó phần lớn là liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh.

Tuổi chiếm cao nhất là 20-40. Tỉ lệ mắc bệnh tăng ở người bệnh đái tháo đường, phụ nữ có thai. Đa số bệnh nhân phát hiện vào buổi sáng, có lẽ bệnh khởi phát khi ngủ lúc lưu lượng tuần hoàn giảm.

Trong thời gian gần đây khí hậu tại TP.HCM đang có sự chuyển giao mùa thất thường, tại Bệnh viện Y học cổ truyền số lượng bệnh nhân điều trị liệt mặt do lạnh đang có xu hướng tăng lên. Trong khoảng một tháng gần đây, riêng khoa nội tổng hợp của bệnh viện số lượng bệnh nhân liệt mặt do lạnh là 10 trong tổng số 70 bệnh nhân. Trước đó phần lớn bệnh nhân ngủ để quạt, máy điều hòa thổi trực tiếp vào mặt, ban đêm ngủ mở cửa để gió lùa vào phòng hay vài ngày trước bị cảm cúm khi dầm mưa...

Liệt dây thần kinh VII ngoại biên theo y học cổ truyền gọi là chứng “khẩu nhãn oa tòa”: mồm miệng méo lệch. Nguyên nhân chủ yếu do phong hàn trúng lạc với biểu hiện: mắt nhắm không kín, chảy nước mắt, mất nếp nhăn trán, má sệ, không huýt sáo được, nhân trung miệng kéo lệch sang bên đối diện, ăn uống khó, chảy nước ở bên mép bị liệt, sợ gió, sợ lạnh...

Điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh có rất nhiều phương pháp. Trong đó phần lớn trường hợp liệt mặt ngoại biên chỉ cần sử dụng phương pháp không dùng thuốc như: châm cứu (ôn châm, điện châm), xoa bóp, ấn huyệt, tập luyện cơ... đạt kết quả cao và hầu như ít thấy biến chứng.

Các phương pháp điều trị liệt dây VII bằng châm cứu đã được nghiên cứu nhiều, ở cả trong nước và ngoài nước như: ôn châm, điện châm, thủy châm kết quả thu được rất khả quan. Hiệu quả của châm cứu trong điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên đã được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu, gần đây (2007) tỉ lệ khỏi bệnh khoảng 90% (nghiên cứu trên 63 bệnh nhân).

Điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên bằng phương pháp châm cứu ngoài Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM, bệnh nhân có thể đến các bệnh viện chuyên ngành về y học cổ truyền hoặc các bệnh viện có chuyên khoa đông y.

 BS NGUYỄN CÔNG MINH (BV Y học cổ truyền TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp