27/06/2017 19:20 GMT+7

Cha mẹ giúp con trẻ chuẩn bị đầy đủ về EQ

D. KIM THOA (tổng hợp)
D. KIM THOA (tổng hợp)

TTO - Ngày nay, những vị trí công việc đòi hỏi các kỹ năng xã hội và trí tuệ cảm xúc cao đang có xu hướng ngày càng tăng. Để con trẻ có thể thích ứng trước thực tế này, các bậc phụ huynh cần chuẩn bị gì?

Thế giới thay đổi, cách cha mẹ định hướng giáo dục cho con cũng cần những thích ứng linh hoạt hơn - Ảnh: TT

Với vai trò làm cha mẹ, ngoài việc đầu tư và hỗ trợ cho bé có được những kiến thức để phát huy khả năng tư duy (IQ) thì nay việc đó chỉ mới đóng góp một nửa trong sự tự tin và sự thành công cho trẻ sau này, phần còn lại là những kỹ năng liên quan đến EQ mà cha mẹ nên chú ý ngay từ những năm đầu đời của trẻ. Trong đó có 3 kỹ năng chính đáng lưu ý: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác và sự cảm thông.

Và các kỹ năng này còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác bao gồm cách thức giáo dục trong nhà trường, các bài thực hành kỹ năng trong chương trình học, môi trường sống xung quanh trẻ... và trong đó một lần nữa cha mẹ sẽ là người chọn lọc các yếu tố tốt nhất để con mình được tiếp xúc.

Thế giới thay đổi, trẻ cần được trang bị kiến thức và kỹ năng

Trong khoảng 5 năm nữa, hơn 1/3 các kỹ năng (35%) hiện được coi là quan trọng trong lực lượng lao động hiện tại sẽ thay đổi.

Một báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2016 nêu khuyến cáo nếu muốn thành công trong môi trường làm việc của tương lai, trẻ cần được giáo dục và nuôi dưỡng về trí tuệ cảm xúc (EQ) bên cạnh tư duy (IQ).

Một nghiên cứu khác cho biết tại Mỹ, kể từ năm 1980, số cơ hội việc làm liên quan tới EQ gia tăng, và đây là xu hướng được dự đoán sẽ còn tiếp tục dài dài trong những năm sắp tới.

Cũng theo một nghiên cứu khác năm 2016 của Weforum thì ước tính có tới hơn một nửa số trẻ em hiện nay khi trưởng thành sẽ phải đảm nhiệm những loại công việc chưa từng có trong quá khứ, những công việc phi truyền thống. Theo đó, sự thích ứng linh hoạt là một kỹ năng hết sức quan trọng để chúng có thể tồn tại và phát triển.

Trí tuệ cảm xúc (EQ) trang bị cho người học những kỹ năng bổ sung thêm các kỹ năng học vấn, tư duy (IQ) như đọc, viết, làm toán. Chúng giúp người học phát triển khả năng giao tiếp, sự hợp tác tốt trong các mối quan hệ xã hội và sự đồng cảm.

Các em học sinh chơi với iPad - Ảnh: Reuters
Các em học sinh chơi với iPad - Ảnh: Reuters


Phát triển EQ cho trẻ như thế nào?

Trong môi trường lớp học, EQ có thể được phát triển thông qua những hoạt động hợp tác nhóm, các cuộc thảo luận, để các bạn đồng lứa tự hướng dẫn nhau trong kiến thức, công việc nào đó...

Ngoài lớp học, cha mẹ và những người thân có thể khuyến khích trẻ phát triển các kỹ năng này thông qua các hoạt động ngoại khóa như thể thao, âm nhạc, hướng đạo…

Tăng cường các hoạt động tương tác trong đời thực không có nghĩa chúng ta từ chối sự giúp sức của công nghệ trong việc phát triển EQ cho trẻ. Đương nhiên, cha mẹ cần chú ý và giám sát kỹ khi con trẻ sử dụng các phương tiện công nghệ này.

Công nghệ vẫn có thể giúp cá nhân hóa việc học, hoàn thiện thêm những gì được trang bị cho trẻ trên lớp. Các thiết bị điện tử đeo tay, các ứng dụng và công nghệ thực tế ảo cũng có thể giúp nâng cao chỉ số EQ cho trẻ.

Cụ thể các thiết bị đeo tay có thể giúp trẻ kiểm soát được cảm xúc và xây dựng kỹ năng giao tiếp. Trong khi đó công nghệ thực tế ảo có thể đưa trẻ tham gia những chuyến điền dã không có cơ hội thực hiện trong đời sống nhằm phát huy tính tò mò và năng lực tư duy phản biện. Đó cũng là một phương pháp hay để các bậc phụ huynh có thể phát triển EQ cho trẻ. 

Việc giáo dục con trẻ nên được tập trung ngay từ sớm - Ảnh: TT

Cha mẹ nào sinh con ra cũng mong con mình khỏe mạnh, thông minh và cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để con phát triển. Bên cạnh việc chăm sóc để con phát triển thể chất, dạy dỗ con để con học hành giỏi giang, nhiệm vụ giúp con định hướng, xây dựng và phát triển các kỹ năng sống cơ bản là không thể thiếu được.

Trên thực tế, để thực hiện được điều này, rất cần có sự chia sẻ, phối hợp và chung tay giữa các nhà hoạch định chính sách, nhà giáo dục, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu cùng với các phụ huynh trong vấn đề phát triển các kỹ năng của trí tuệ cảm xúc, đưa EQ trở thành mục tiêu chung và trách nhiệm của toàn xã hội.

D. KIM THOA (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp