23/09/2018 13:48 GMT+7

Cha mẹ 'chạy' theo sách vở, con khổ

LÊ PHẠM PHƯƠNG LAN  (giảng viên tâm lý)
LÊ PHẠM PHƯƠNG LAN (giảng viên tâm lý)

TTO - Kiến thức nuôi dưỡng, dạy dỗ con giờ đây đến tận tay phụ huynh một cách phong phú thông qua mạng Internet, sách báo, phim ảnh... Nhưng nhiều quá lại có thể làm người ta... hoang mang!

Cha mẹ chạy theo sách vở, con khổ - Ảnh 1.

Hiểu trẻ con sẽ giúp cha mẹ tìm ra cách giáo dục con hợp lý nhất - Ảnh minh họa: DUYÊN PHAN

Có những tình huống dở khóc dở cười vì cha mẹ thấy sách nào cũng đúng.

Sách nuôi dạy con dù có khoa học đến đâu cũng chỉ là tài liệu để định hướng, bởi mỗi đứa trẻ có cơ địa và tâm lý khác nhau nên cần có cách nuôi dưỡng, giáo dục khác nhau.

Lê Phạm Phương Lan


Đừng khiến trẻ cũng... hoang mang

Chị Hồng (ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) sau khi tham dự một hội thảo về dạy kỹ năng sống cho con, thấy chuyên gia tâm lý khuyên không nên quát mắng, dùng bạo lực với con, quá tâm đắc chị về nhà ứng dụng ngay. 

Nhưng hai con trai của chị, vốn đã quen với cách giáo dục "ầm ĩ" của mẹ, nên khi chị chuyển sang phương pháp mềm mỏng, nhỏ nhẹ, các bé không chịu theo vì không quen tai! Thấy cách này không hiệu quả, chị Hồng quay lại về... biện pháp mạnh. 

"Giáo dục trẻ thời này khó thiệt, cách khoa học, hiện đại thì không hợp, dùng roi vọt biết là không hay nhưng khi các con quá bướng bỉnh, cứng đầu đành phải dùng đến!" - chị Hồng than thở.

Thực tế các bậc cha mẹ cần nhận ra các tài liệu tham khảo để nuôi dạy con rất muôn hình muôn vẻ, các quan điểm dạy trẻ trong các sách đó cũng rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Nếu cha mẹ cứ chạy theo hết sách này đến sách khác, người khổ nhất chính là những đứa con.

Thay vào đó, trong chuyện nuôi dạy con, cha mẹ cần linh hoạt dựa vào nhiều tiêu chí cụ thể, nhất là khí chất, năng lực của con trẻ.

Linh hoạt với sách nuôi dạy con

Vợ chồng anh chị Phi (ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM) đều du học ở trời Âu, cưới nhau và về nước làm việc, sinh con. 

Do luôn thống nhất với nhau là phải theo sách dạy con tự lập từ nhỏ nên anh chị dường như rất ít khi ôm ấp hay nựng nịu con, để rèn con tính độc lập, tự chủ. Anh chị còn cho bé ngủ riêng luôn với cô giúp việc.

Ban đầu vợ chồng chị Phi thấy tự hào khi con mình không bám riết ba mẹ như nhiều trẻ cùng tuổi, nhưng chị bắt đầu lo ngại bé có những bị bất ổn tâm lý. 

Con trai đã hơn 3 tuổi, dù khỏe mạnh, tăng cân đều đều nhưng có biểu hiện của chứng tăng động, giảm chú ý như: chạy nhảy, nghịch phá suốt ngày, chị Phi lại bất an, lo lắng. 

Con trai chị cũng không "biết nói", không thích gần gũi bất cứ ai, kể cả ba mẹ và tỏ ra không có cảm xúc gì khi ở gần ba mẹ.

Sau khoảng sáu tháng, nhờ tham khảo các phương pháp nuôi dạy trẻ khác, chị Phi đã có những điều chỉnh hợp lý nên tâm lý bé có sự tiến triển khá tốt.

Việc các bậc cha mẹ học hỏi, áp dụng các phương pháp nuôi dạy con khác nhau là hoàn toàn hợp lý, đáng khích lệ. 

Tuy nhiên, nếu áp dụng máy móc, các kiến thức từ quá nhiều sách vở, truyền thông vào con mình, phụ huynh sẽ có thể đối diện với hai chiều hướng: hoặc trẻ bị ức chế do không thể ứng biến với sự thay đổi thường ngày của cha mẹ, hoặc chính bản thân phụ huynh sẽ mất bình tĩnh vì không thể đạt được hiệu quả ngay lập tức như "sách" viết.

Vì thế, trước khi áp dụng một phương pháp mới nào đó cho việc dạy dỗ con, cha mẹ nên cân nhắc xem phương pháp có phù hợp với tâm lý độ tuổi con, truyền thống văn hóa gia đình, hoàn cảnh kinh tế, thói quen sinh hoạt, và quan trọng nhất là đặc điểm tâm lý nổi bật của trẻ hay không. 

Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý dù có theo sách vở lý thuyết nào thì giáo dục trẻ rất cần sự kiên nhẫn, chịu khó.

Mỗi đứa trẻ là một "tiểu hành tinh", luôn có sự khác biệt và cha mẹ cần tôn trọng sự khác biệt đó. Có những biện pháp giáo dục sẽ rất hiệu quả với bé này nhưng lại không thành công với một bé khác. 

Khi gặp sự phản kháng của trẻ, cha mẹ cần quan sát thật kỹ sự tiến triển ở con để biết phải điều chỉnh gì cho phù hợp.

Nhưng điều rất quan trọng là phụ huynh cần chia sẻ với con để giúp trẻ hiểu hơn "hành trình" trẻ sắp được tham gia và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng. 

Phụ huynh đừng bao giờ nghĩ con chưa đủ lớn để hiểu những gì mình nói. Việc trao đổi sẽ tạo sự gắn kết trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con trẻ - đó chính là yếu tố quan trọng để chuyện giáo dục trẻ được thông suốt.

Dạy con gọi tên cảm xúc: Hãy trở thành những bậc cha mẹ vừa - đủ - tốt

TTO - Chương trình trao đổi về quan điểm nuôi dạy con của các chuyên gia tâm lý, triết học, xã hội học vừa thu hút nhiều phụ huynh và các bạn trẻ tại không gian Cà phê thứ bảy sáng 8-7.

LÊ PHẠM PHƯƠNG LAN (giảng viên tâm lý)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp