15/03/2024 05:44 GMT+7

Cha mẹ châu Âu dạy con: Nơi đông người, nói đủ nghe trong vòng 1m

Tại châu Âu, khi dạy con, các bậc cha mẹ gần như không bao giờ quát mắng trẻ, dù luôn dõi theo chúng. Khi cần nói chuyện với trẻ, họ đứng dậy, lại gần để nói âm lượng bình thường thay vì cao giọng.

Ở không gian công cộng, người châu Âu tin rằng mọi người cần có sự riêng tư ngay khi sử dụng chung - Ảnh minh họa: Momsranting

Ở không gian công cộng, người châu Âu tin rằng mọi người cần có sự riêng tư ngay khi sử dụng chung - Ảnh minh họa: Momsranting

Những hành vi liên quan đến giáo dục con cái không chỉ phụ thuộc vào cha mẹ, mà còn vào nền văn hóa. Người châu Âu thích đến công viên và sân chơi công cộng, nơi trẻ tự khám phá, còn họ ngồi đọc sách, uống cà phê và tận hưởng thiên nhiên. 

Dạy con nhưng không la mắng, quát tháo trẻ

không gian công cộng, người châu Âu tin rằng mọi người cần có sự riêng tư ngay khi sử dụng chung. 

Nếu như cha mẹ Mỹ dạy con cái cách nhìn vào mắt mọi người và chào hỏi lịch sự, trẻ em châu Âu được dạy cách tương tác nhẹ nhàng để tránh làm phiền những người xung quanh.

Trẻ được học những kỹ năng này từ khi còn nhỏ. Tại một trường công lập ở Berlin, Đức, trẻ được thực hành cuộc trò chuyện "một mét". Học sinh cùng bạn trò chuyện một cách yên tĩnh, sao cho có thể nghe thấy nhau nhưng người ở cách đó một mét sẽ không nghe được. Cách này đảm bảo những người xung quanh vẫn trò chuyện và sinh hoạt, có được sự riêng tư kể cả khi ở cùng nhau trong không gian công cộng đông đúc.

Khác với các bậc cha mẹ châu Á chủ yếu quan tâm đến kết quả học tập của con cái, cha mẹ Thụy Điển coi trọng việc con họ không được thất bại ở cấp độ xã hội. 

Họ tin rằng sức khỏe tâm thần và các chuẩn mực hành vi là nền tảng cho sự tiến bộ của một xã hội ổn định. Chính vì vậy, những vấn đề trong giáo dục trẻ em luôn được giải quyết một cách toàn diện.

Nếu nhìn lại cách các bậc cha mẹ Thụy Điển đối xử với con cái ở những nơi công cộng, bạn sẽ không thường thấy phụ huynh mải mê đắm chìm trong thế giới riêng, trò chuyện hoặc dán mắt vào điện thoại.

Khi trẻ cần giúp đỡ, cha mẹ sẽ nhanh chóng đáp ứng. Ở bất kỳ không gian công cộng nào, khi con mình làm phiền người khác, ngay cả khi không có ai phàn nàn, các bậc cha mẹ Thụy Điển sẽ ngay lập tức ngăn chặn hành vi của trẻ. Nhưng không phải theo cách coi thường trẻ và chỉ ra lỗi lầm của chúng một cách đe dọa. Thay vào đó, các bậc phụ huynh sẽ cúi xuống và nói với đứa trẻ bằng giọng ấm áp nhưng nghiêm khắc: "Con đang làm phiền người khác đấy".

Trong nhà hàng, trẻ chạy nhảy không kiểm soát sẽ được yêu cầu ra ngoài để "giải nhiệt". Phụ huynh cũng sẽ lấy đồ chơi, đồ uống, đồ ăn nhẹ để đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ, kiên nhẫn gọi tên và nhắc nhở trẻ không được làm phiền người khác.

Thay vì đánh đòn, các bậc cha mẹ Thụy Điển bắt đầu áp dụng thành thạo các hình thức kỷ luật nhẹ nhàng, rất khác với nền giáo dục của châu Á. Trẻ em được đối xử bình đẳng như người lớn, được tư vấn một cách kiên nhẫn, nói chuyện hợp lý và tự tìm ra lỗi lầm của mình.

Điều gì thúc đẩy xã hội tiến bộ? Điểm tốt hay sự ấm áp của mọi người? Không thể thiếu một số quy tắc nhất định. Tuy nhiên, trách nhiệm về nền tảng hành vi của trẻ vẫn thuộc về cha mẹ. Nhà trường và chính sách xã hội chỉ là công cụ giúp đỡ phụ huynh.

Bạn có thể cho rằng con mình còn nhỏ, không cần phải kiên nhẫn nói chuyện và chỉ cần kiểm soát chặt chẽ là đủ. Nhưng bạn có nghĩ rằng trẻ ổn không nếu chỉ chơi với đồ điện tử, miễn là bé im lặng? Bạn có tin rằng trẻ chỉ cần đạt điểm cao nhất và không cần phải biết bất kỳ quy tắc xã hội nào? Trong khi đang cúi đầu xem điện thoại, bạn có biết con mình đang làm gì không?

Vì sao trẻ la hét?

Lý do trẻ em la hét có thể rất đa dạng, từ nghịch ngợm đến biểu thị sự không đồng ý. Từ khoảng 17 tháng, trẻ mới biết đi sẽ học được kỹ năng phát âm mới, đó là la hét. Lần đầu tiên trẻ hét lên, các bậc cha mẹ sẽ rất ngạc nhiên và thích thú. Nhưng rồi, việc trẻ la hét sẽ dần thường xuyên hơn.

Trẻ có thể la hét vì phấn khích với điều gì đó, hoặc để thử nghiệm một việc mà chúng phát hiện mình có khả năng làm, trong trường hợp này là tạo ra âm thanh. Đơn thuần, đây giống như trò nghịch ngợm, và trẻ có thể thấy vui khi la hét.

Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể đang tìm cách thu hút sự chú ý, hoặc thử nghiệm các giới hạn của bản thân và xung quanh mình. Cha mẹ và những người xung quanh sẽ phản ứng thế nào khi trẻ hét? Âm lượng nào sẽ khiến cha mẹ không thể phớt lờ yêu cầu của chúng?

Vì trẻ còn nhỏ và vẫn đang xây dựng sự kiên nhẫn, học cách cư xử ở nơi công cộng, việc la hét báo hiệu khả năng kiểm soát bản thân của trẻ chưa cao. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp của trẻ còn hạn chế, chưa hoàn toàn nắm vững cách truyền đạt những gì mình muốn và cần nên đôi khi phải la hét. Trong não trẻ mới biết đi, một tiếng hét có thể nói lên cả ngàn lời nói.

Làm thế nào để trẻ ngừng la hét?

Khi một đứa trẻ đang gào thét, cha mẹ cần thấp giọng, nhìn vào mắt trẻ và thì thầm trò chuyện. Cách này thu hút sự chú ý của trẻ, hướng sự tò mò và tập trung vào cha mẹ thay vì la hét.

Trong trường hợp trẻ tìm cách diễn tả một mong muốn bằng cách la hét, hãy yêu cầu trẻ bình tĩnh và kiên nhẫn tìm hiểu. Phụ huynh có thể dạy trẻ cách biểu lộ ý muốn sao cho phù hợp hơn trong lần tới, hoặc dự đoán các lý do dẫn đến việc trẻ la hét để phòng tránh.

Khi nhận thấy tiếng hét của trẻ đang làm phiền những người xung quanh, đặc biệt khi ở nơi công cộng như nhà hàng, thư viện, hãy đưa trẻ ra ngoài. Cố gắng không cao giọng và làm ầm ĩ trong lúc này. Sau đó, hãy nhẹ nhàng dạy trẻ những ứng xử chuẩn mực hơn ở nơi công cộng.

Con ồn ào chạy nhảy, sao mẹ vẫn thản nhiên bàn công chuyệnCon ồn ào chạy nhảy, sao mẹ vẫn thản nhiên bàn công chuyện

Bạn bè, đồng nghiệp ngồi tâm sự, bàn chuyện mà lòng cảm thấy bất an cho 2 đứa trẻ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp