* Còn căn nhà gia đình đang ở thì cha tôi nói rất nhiều lần khi họp gia đình là sẽ để lại cho tôi và tôi có trách nhiệm phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ. Cha mẹ mất, tôi vẫn ở trong căn nhà đó.
Mới đây tôi muốn đổi sổ đất sang tên tôi thì mới biết cần phải có sự đồng ý của các anh chị ruột. Anh chị ruột tôi ban đầu cũng đồng ý ký nhưng một anh rể xúi chị gái không đồng ý và yêu cầu phải chia cho các anh em khác.
Tôi muốn hỏi các anh chị đòi chia nhà như vậy có đúng không? Tôi phải làm thế nào?
(Bạn đọc Dương Văn Hà, Đông Anh, Hà Nội)
- Luật sư Nguyễn Thế Truyền (Đoàn luật sư Hà Nội) tư vấn:
Dựa trên nội dung mà bạn cung cấp thì cha bạn mất nhưng không lập di chúc bằng văn bản, mà chỉ thể hiện bằng lời nói tại các cuộc họp gia đình.
Ngoài ra, bạn cũng chưa nêu rõ việc mẹ bạn có ý kiến như thế nào đối với phần di sản này.
Thông thường theo văn hóa của người Việt thì trong các cuộc họp gia đình, ý kiến của cha mẹ sẽ là một.
Vì vậy tôi giả sử rằng mẹ bạn cũng có ý kiến bằng miệng về việc để lại căn nhà cho bạn.
Do cả cha và mẹ bạn đều không lập di chúc bằng văn bản nên ở đây phải xem xét, lời nói của cha mẹ bạn trong các cuộc họp gia đình có được xem là di chúc miệng và thỏa các điều kiện để được xem là di chúc miệng hợp pháp hay không.
Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc miệng thì:
1 Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
2 Sau 3 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Ngoài ra, tại khoản 5, điều 630 quy định di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Như vậy trong trường hợp này, lời nói của cha mẹ bạn không được xem là di chúc miệng.
Do đó, di sản do cha mẹ bạn để lại (bao gồm cả căn nhà) sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.
Lúc này, bạn muốn hưởng di sản thừa kế là căn nhà do cha bạn để lại thì phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế, đồng thời phải được sự đồng ý của các anh chị em ruột còn lại và các đồng thừa kế khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn
Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận