16/05/2024 19:12 GMT+7

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Một số cây xanh đầu đường 3 Tháng 2 (quận 10) nằm trong diện bị đốn hạ để có mặt bằng làm tuyến metro số 2 - Ảnh: CHÂU TUẤN

Một số cây xanh đầu đường 3 Tháng 2 (quận 10) nằm trong diện bị đốn hạ để có mặt bằng làm tuyến metro số 2 - Ảnh: CHÂU TUẤN

Những thông tin liên quan đến việc đốn hạ và di dời cây xanh để làm các dự án hạ tầng giao thông được ông Lê Văn Tấn - trưởng phòng công viên cây xanh Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng TP.HCM) - thông tin cụ thể tại họp báo kinh tế - xã hội chiều 16-5.

Theo ông Tấn, cây xanh có vai trò quan trọng trong cảnh quan đô thị, cải thiện tích cực môi trường sống cho người dân, là yếu tố cần thiết và quan trọng cho cuộc sống. Đặc biệt, khu vực đô thị - nơi chịu tác động lớn do dân cư đông đúc, thời tiết bất lợi (nhiệt độ cao, nắng nóng…).

Đồng thời, cây xanh là một trong những hạng mục hạ tầng kỹ thuật ở đô thị, vì vậy việc phát triển đô thị phải luôn gắn liền và bảo tồn, phát triển cây xanh.

Tuy nhiên, thành phố cũng cần phát triển các hạ tầng khác như hạ tầng giao thông (cầu, đường bộ, đường sắt) và hệ thống điện, thoát nước… để phát triển kinh tế, xã hội.

Do đó, trong thời gian qua, khi làm các dự án trọng điểm như xây dựng tuyến metro số 1 và số 2, nút giao thông An Phú, mở rộng đường Hoàng Hoa Thám… thành phố phải đốn hạ hoặc di dời nhiều cây xanh để có mặt bằng xây dựng.

Việc làm dự án, từ khi khảo sát và lập dự án phê duyệt, các chủ đầu tư và các đơn vị chức năng đã tính toán, cân nhắc lựa chọn cách làm tốt nhất. Trong đó, bao gồm hạn chế thấp nhất việc xử lý đốn hạ, di dời cây xanh.

Ông Tấn cho biết thêm về nguyên tắc, việc đốn hạ, di dời cây xanh để làm các dự án công trình, thành phố đều có sự tính toán bù đắp bằng việc trồng lại cây xanh.

Cũng như việc thành phố lên kế hoạch rà soát các vị trí, khu đất, tuyến đường khác để có thể phát triển thêm công viên cây xanh. Từ đó, thay thế, bổ sung khối lượng cây xanh đã đốn hạ cũng như để tăng thêm tỉ lệ công viên cây xanh so sánh với khối lượng hạ tầng giao thông được phát triển.

Đối với việc bứng dưỡng cây xanh thuộc các dự án, phần lớn là cây kích thước nhỏ và chủng loại dễ sống, hạn chế các cây có kích thước lớn vì rễ khó tái tạo, không đảm bảo an toàn khi trồng lại trên đường phố. Vấn đề này, cơ quan quản lý sẽ thường xuyên khuyến cáo, góp ý đến các chủ đầu tư dự án.

Gỗ thu từ cây xanh xử lý ra sao?

Sở Xây dựng TP.HCM cho biết gỗ thu hồi từ việc đốn hạ cây xanh đường phố để có chỗ xây dựng các dự án thì các đơn vị sẽ thu hồi, tổ chức xử lý thanh lý theo quy định để tận thu, nộp vào ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, cũng còn một lượng gỗ thu hồi khác có tính chất thu hồi liên tục là từ việc thay thế các cây xanh bị mất an toàn trên đường phố (cây bị chết, bị hư hại, sam, mục, bọng, cây ngã đổ…) cũng được các đơn vị thanh lý theo quy định.

Hơn 400 cây xanh trên tuyến metro số 2, có cách nào không phải đốn bỏ?Hơn 400 cây xanh trên tuyến metro số 2, có cách nào không phải đốn bỏ?

Để có mặt bằng làm tuyến metro số 2, phải di dời và đốn hạ 453 cây xanh. Những cây này hiện nay nằm dọc đường Cách Mạng Tháng 8, Lê Lai, Phạm Hồng Thái, Trường Chinh (TP.HCM).

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp