08/09/2022 19:57 GMT+7

'Cây cô đơn nhất thế giới' đang giữ những bí mật gì về khí hậu?

GIA MINH
GIA MINH

TTO - Cây vân sam cao 9m, giữ kỷ lục Guinness thế giới là "cây cô đơn nhất" trên hành tinh. Đây là cây duy nhất trên hòn đảo không người ở, nhiều cây bụi, lộng gió, cách đất liền New Zealand 700km về phía nam, ở Nam Đại Dương.

Cây cô đơn nhất thế giới đang giữ những bí mật gì về khí hậu? - Ảnh 1.

Cây vân sam Sitka trên đảo Campbell giữ kỷ lục Guinness thế giới về cây cô đơn - Ảnh: GNZ SCIENCE

Cây vân sam Sitka trên đảo Campbell ở New Zealand được coi là 'cây cô đơn nhất' trên thế giới. Nó vẫn luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm - những người luôn hy vọng nó có thể giúp mở khóa các bí mật kỹ thuật về biến đổi khí hậu.

Theo báo Guardian, cây vân sam cao 9m, giữ kỷ lục Guinness thế giới là "cây cô đơn nhất" trên hành tinh. Đây là cây duy nhất trên hòn đảo không người ở, nhiều cây bụi, lộng gió, cách đất liền New Zealand 700km về phía nam, ở Nam Đại Dương. 

Láng giềng gần nhất của cây vân sam cô đơn này cũng cách xa nó 222km, nằm trên quần đảo Auckland.

Cây vân sam Sitka được ông Lord Ranfurly, nhà lãnh đạo New Zealand, trồng kỷ niệm trong một chuyến thám hiểm đến đảo này từ năm 1897 đến năm 1904. Do đó, nó còn có biệt danh là cây Ranfurly.

Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa có khả năng xác minh tuổi thực của nó.

Đối với tiến sĩ Jocelyn Turnbull, trưởng khoa phóng xạ carbon tại Viện nghiên cứu GNS Science của New Zealand, cây cô đơn này có thể là công cụ vô giá để biết điều gì đang xảy ra với sự hấp thụ carbon dioxide (CO2) ở Nam Đại Dương.

Ông Turnbull cho biết: "Trong số CO2 mà chúng ta tạo ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch và đưa vào khí quyển, chỉ có khoảng một nửa ở lại đó và nửa còn lại ngấm vào đất liền và đại dương".

Nam Đại Dương - một trong những bể chứa carbon - chiếm khoảng 10% tổng lượng khí thải mà chúng ta đã tạo ra trong 150 năm qua.

Nhà nghiên cứu Turnbull làm việc với các nhóm dự án Thử thách khoa học quốc gia Deep South, Nền tảng khoa học Nam Cực, Viện Nước và Khí quyển quốc gia New Zealand để tìm hiểu xem điều gì đang xảy ra với lượng carbon ở Nam Đại Dương.

Họ đặt ra hai câu hỏi chính: Nếu carbon chìm xuống lấp đầy đại dương thì sự ấm lên toàn cầu có tăng tốc mạnh hay không? Và, con người có thể khiến những bể chứa này hấp thụ được nhiều carbon hơn và làm giảm sự nóng lên toàn cầu hay không?

Hiện tại sự hấp thụ carbon của Nam Đại Dương đang tăng lên và ông Turnbull mong muốn biết điều gì đang thúc đẩy nó.

Ông Turnbull nảy ra ý tưởng sử dụng vòng cây. Ông giải thích: thực vật khi phát triển sẽ lấy khí CO2 ra khỏi không khí bằng quá trình quang hợp. Cây sẽ sử dụng khí đó để phát triển các cấu trúc của chúng và carbon từ không khí sẽ lưu lại trong các vòng cây.

Cây vân sam Sitka sẽ cung cấp kiến ​​thức tốt cho nghiên cứu này. Vì nó phát triển nhanh hơn rất nhiều so với các cây khác trong khu vực. Vòng cây lớn sẽ giúp nhà nghiên cứu dễ dàng tách ra và lấy dữ liệu hơn.

Cây cối cảm nhận được khi bị con người đụng vào Cây cối cảm nhận được khi bị con người đụng vào

TTO - Khi ta đụng vào cây cối, hành động ấy sẽ kích thích phản ứng mạnh trong hormone và gene của chúng, theo phát hiện mới của các nhà khoa học.

GIA MINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp