16/01/2017 14:12 GMT+7

"Cày bừa" suốt năm để 'chơi' Tết mấy ngày, đáng không?

VÕ HẢI NAM
VÕ HẢI NAM

TTO - Câu chuyện Ngày tết về với gia đình hay đi du lịch tiếp tục thu hút nhiều ý kiến khác nhau của bạn đọc. Thậm chí có người còn đề nghị đã đến lúc nghiêm túc xem xét việc gộp Tết ta và tết Tây như người Nhật.

Xuân về trên Bến Bình Đông (quận 8, TP.HCM)  - Ảnh: HUỲNH MỸ THUẬN

Dưới đây là ý kiến của bạn đọc Võ Hải Nam - giám đốc một công ty tư nhân.

Những ngày qua tôi thường xuyên theo dõi diễn đàntrên Tuổi Trẻ Online và không bỏ qua bất kỳ bình luận nào của bạn đọc.

Và, tôi thật bất ngờ khi biết bạn đọc Tuổi Trẻ Online - tôi nghĩ phần lớn là người trẻ - lại có cùng cách nghĩ "giống nhau" đến vậy, đó là đại đa số bạn đọc đều chia sẻ, chỉ dẫn nhau giữ gìn cái tết truyền thống sao cho ý nghĩa trọn vẹn nhất!

Duy chỉ có ý kiến của bạn đọc nick name Ali hơi "khác người" khi bạn này đặt câu hỏi: "Tết là gì? Chúng ta đừng làm quá, ủy mị quá về ngày này... báo hiếu. Tết mà về quê tay không có vui không? Chi bằng dành thời gian đó kiếm việc làm lương ngày tết gấp 3-4 lần mà trang trải, phụ giúp cha mẹ thì hay hơn các bạn trẻ à".

Là giám đốc một công ty tư nhân chuyên sản xuất bao bì với trên dưới 100 người lao động, thú thật bản thân tôi rất đồng cảm và hoàn toàn ủng hộ quan điểm của bạn đọc Ali.

Công khai ủng hộ quan điểm trái chiều này, tôi biết chắc mình sẽ hứng chịu không ít "gạch đá", nhưng tôi vẫn phải nói bởi việc say sưa ăn chơi là một trong những nguyên nhân khiến người Việt mình tụt hậu.

Có bao giờ những bạn trẻ chúng ta tự hỏi: tại sao dân Việt mình vẫn còn nghèo? Chúng ta rất chịu khó làm ăn mà sao vẫn mãi không theo kịp các nước lân cận? Vì sao và vì sao?

Không nói đâu xa, đơn cử ngay cái xưởng nhỏ của tôi cũng ít nhiều trả lời được những câu hỏi này. Đó là chúng ta làm thì ít mà chơi thì nhiều. Nói cách khác là... chơi xả láng! 

Theo thống kê của tôi, mỗi năm một người lao động của xưởng tôi (đa số là dân miền Tây) có không dưới 10 lần nghỉ phép. Những dịp chính đáng của người thân trong gia đình thì không nói, còn đằng này phần lớn toàn là các lý do như: đám giỗ, cưới hỏi, thôi nôi... bà con xa gần mà cũng xin nghỉ phép về quê cho... phải lẽ!???

Riêng dịp Tết Nguyên đán, thông thường là 26 tháng chạp được nghỉ Tết và mùng 6 tháng giêng sẽ phải trở lại làm việc (12 ngày chứ ít gì) vậy mà vẫn có những người về xin sớm chuẩn bị đón Tết và có khi hết tháng giêng mới trở lại xưởng làm việc.

Chưa kể số tiền chắt chiu dành dụm của cả năm cũng "quăng" vô mấy ngày Tết. Sau khi ăn Tết xong, hết của để dành lại cắm đầu vô làm việc. Cứ thế, cái vòng luẩn quẩn ấy kéo này từ năm này sang năm nọ, khiến người công nhân nghèo thì vẫn hoàn nghèo!

Với tư cách một giám đốc công ty, tôi vẫn có thể lập lại kỷ cương của xưởng khi đưa ra nội quy: "Ngoại trừ những trường hợp đột xuất, mỗi công nhân một năm chỉ nghỉ tối đa ba ngày phép, và Tết Nguyên đán nếu ai về sớm, lên làm trễ sẽ phải nghỉ việc..." nhưng tôi rất muốn để mọi người tự giác vẫn hay hơn.

Cách đây vài năm, khi ý kiến của GS Võ Tòng Xuân đề xuất gộp Tết Nguyên đán vào Tết Dương lịch và đón Tết theo lịch dương, bản thân tôi rất ủng hộ và nghĩ rằng đã đến lúc chúng ta nên nghiêm túc xem xét đề xuất này.

Trên thực tế, Tết cổ truyền của Việt Nam chúng ta kéo quá dài, mất quá nhiều thời gian cho Tết. Trong đó, cả một tháng từ Tết Dương lịch đến Tết Nguyên đán là nhịp độ công việc kém hẳn. Hoặc có những việc người ta cố làm cho xong nhưng xong theo kiểu hối hả vội vã, chứ không phải tâm trạng làm cho đến nơi đến chốn công việc.

Và điều quan trọng hơn là Tết Nguyên đán của mình không ăn nhập vào kỳ nghỉ chung của toàn thế giới. Lúc người ta nghỉ Noel và Tết Dương lịch với nhịp độ công việc chùng xuống, đáng lẽ lúc ấy mình cũng nghỉ thì ở Việt Nam vẫn làm việc.

Ngược lại, khi ở nước ngoài người ta tăng tốc làm việc đầu năm với mức độ tập trung cao thì ở Việt Nam lại nghỉ ngơi. Và như đã phân tích, giai đoạn nghỉ Tết âm lịch nhiều khi làm ảnh hưởng đến công việc ghê gớm lắm.

Chưa kể trong thời đại hội nhập quốc tế, việc kéo dài ngày nghỉ Tết của riêng mình gây ảnh hưởng rất lớn trong hoạt động giao dịch, giao thương quốc tế.

Có dịp làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài, các hãng quốc tế có quan hệ làm ăn với Việt Nam họ đều than phiền và cảm thấy thật bất tiện bởi chúng ta nghỉ Tết quá lâu trong khi mọi hoạt động chung toàn cầu của họ vẫn tiếp diễn.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Đón Tết Nguyên đán như thế nào là tiết kiệm đồng thời không mất đi lễ nghĩa, truyền thống của dân tộc, chuyên mục  chờ đón những chia sẻ, câu chuyện, ý kiến của mọi người.

Mời bạn gởi ý kiến của mình trong phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc email về địa chỉ: [email protected]. Cảm ơn bạn!

Với mình, bạn chọn xu hướng nào? Mời bạn điền vào ô thăm dò dưới đây:

[poll width="450px" height="250px"]256[/poll]

VÕ HẢI NAM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp