23/11/2004 17:27 GMT+7

Cây bông vải lao đao vì hạn hán

Theo SGGP
Theo SGGP

Ngày 16-11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Ninh Thuận có công văn đề nghị hỗ trợ khắc phục hạn hán vụ mùa năm 2004 đối với cây bông vải trên địa bàn ở hai huyện Bác Ái và Ninh Sơn bị mất trắng là 236 ha, với tổng kinh phí trên 314 triệu đồng.

Wk4okA4O.jpgPhóng to
Thu hoạch bông vải ở xã Phước Hiệp, Củ Chi.
Ngày 16-11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Ninh Thuận có công văn đề nghị hỗ trợ khắc phục hạn hán vụ mùa năm 2004 đối với cây bông vải trên địa bàn ở hai huyện Bác Ái và Ninh Sơn bị mất trắng là 236 ha, với tổng kinh phí trên 314 triệu đồng.

Sở NN-PTNT Bình Thuận kiến nghị trong công văn khẩn ngày 18-11, “diện tích bông mất trắng trên địa bàn là 654 ha trên tổng diện tích đã gieo 3.383 ha, với phần vốn đã đầu tư của Chi nhánh Bông Phan Thiết cho nông dân là 962,6 triệu đồng, đề nghị có biện pháp hỗ trợ”.

Trước đó, vào đầu tháng 11, các tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông cũng đã công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính về tình hình hạn hán nghiêm trọng chưa từng xảy ra trong khoảng 50 năm nay khiến các cây trồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo thống kê của Cty Bông Việt Nam, niên vụ 2004 - 2005, diện tích bông mùa mưa đã xuống giống đạt 17.730 ha, và dự kiến bông mùa khô có tưới là 7.000 ha (dự kiến trồng vào cuối năm). Tổng mức đầu tư cho đến nay vào khoảng 77,3 tỷ đồng, trong đó các công ty bông đầu tư 33 tỷ đồng, còn lại là ngày công của nông dân khoảng 44,3 tỷ đồng. Cho đến tận cuối tháng 9, cây bông mùa mưa vẫn sinh trưởng tốt, báo hiệu một mùa bông bội thu.

Tuy nhiên, do hạn hán kéo dài, quả bông không nở được nên diện tích bông mất trắng khoảng 5.193 ha. Ngoài hai tỉnh nêu trên, diện tích bông bị mất trắng tại các tỉnh Đắc Lắc là 1.326 ha, Gia Lai 1.229 ha, Đồng Nai 119 ha, Bà Rịa - Vũng Tàu 57 ha, Bình Phước 658 ha, Đắc Nông 434 ha, Sơn La 580 ha. Theo ông Nguyễn Hữu Thành, Phó Tổng Giám đốc Công ty Bông Việt Nam, ngoài diện tích mất trắng trên, số còn lại năng suất rất thấp, có đến 45% diện tích còn lại cho năng suất dưới 5 tạ/ha.

Cũng theo ông Thành, chỉ riêng đối với diện tích bông vải bị mất trắng, chi phí của công ty đã ứng trước cho nông dân về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… cũng đã lên đến trên 10 tỷ đồng. Đối với diện tích cho thu hoạch nhưng năng suất dưới 5 tạ/ha cũng rất khó thu hồi vốn vào khoảng 8 tỷ đồng.

Theo thông tin chúng tôi có được, Công ty Bông Việt Nam trong thời gian qua cũng đã tập trung đầu tư thiết bị chế biến bông hiện đại để nâng cao chất lượng bông xơ. Do thiết bị mới đầu tư, chỉ trong 2 năm qua, vì giá đồng Euro tăng nên khi trả chậm, giá thiết bị phải trả đã tăng thêm trên 9 tỷ đồng.

Đã vậy, do mới đầu tư nên tỷ lệ khấu hao lớn, trong khi năm nay sản lượng bông thu hoạch thấp, chỉ khoảng 10.000 tấn bông hạt (thiệt hại 15.000 tấn bông hạt) nên chỉ khai thác được khoảng 10% - 20% công suất thiết bị cán bông, phần chi phí khấu hao thiết bị và các định phí khác đã làm đội giá thành thêm khoảng 2.200 đồng/kg bông xơ. Trong khi đó, do năm nay nhiều nước được mùa bông vải nên giá bông xơ nhập khẩu năm nay thấp, chỉ có 1,1 USD/kg, bình thường thì bông trong nước cũng đã cao hơn bông nhập. Khi giá thành đội thêm chi phí 2.200 đồng/kg, tăng lên 21.200 đồng/kg thì bông trong nước càng khó cạnh tranh.

Làm sao để tái đầu tư sản xuất?

Theo ông Nguyễn Hữu Bình, Tổng Giám đốc Công ty Bông Việt Nam, hậu quả của đợt hạn hán này sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển diện tích cây bông trong những năm tới nhằm từng bước chủ động thay thế bông nhập khẩu. Trước mắt, diện tích bông mùa khô có tưới dự kiến trồng 7.000 ha thì chỉ có khu vực Quảng Nam có thể triển khai xuống giống 3.000 ha vào tháng 12-2004, còn lại 4.000 ha không thể triển khai sản xuất vì các tỉnh yêu cầu giảm diện tích cây mùa khô do hạn hán.

Không những thế, hậu quả của vụ bông năm nay đã làm cho nhiều hộ nông dân lâm vào tình cảnh nợ nần, đói kém, không thể tái đầu tư trong vụ tới và sẽ ảnh hưởng đến tận năm 2007. Với trách nhiệm của mình, Công ty Bông đang khẩn trương đề nghị Chính phủ, Bộ Công nghiệp và các bộ - ngành có liên quan phối hợp thực hiện đồng loạt một số biện pháp khắc phục hậu quả của đợt hạn hán lần này, tìm mọi cách để hỗ trợ nông dân có điều kiện tái đầu tư sản xuất, yên tâm tiếp tục đầu tư cho cây bông trong những năm tới để đạt kế hoạch 60.000 ha vào năm 2010, chủ động nguyên liệu bông xơ trong nước cho ngành dệt may xuất khẩu.

Về phía ngành bông, Công ty Bông Việt Nam và Công ty Cổ phần Bông Tây Nguyên sẽ thực hiện hỗ trợ nông dân có diện tích thu hoạch thấp khoảng 8 tỷ đồng từ quỹ dự phòng của các doanh nghiệp này. Về phía Nhà nước, đề nghị hỗ trợ nông dân phần vật tư thất thoát trên diện tích mất trắng và thu nhập kém là 1 triệu đồng/ha; hỗ trợ giống để tái sản xuất với mức 100% lượng giống cho các hộ mất trắng (4 kg hạt giống lai/ha) và 50% cho các hộ thu nhập kém, dự kiến tổng trị giá khoảng 5,66 tỷ đồng; thực hiện khoanh nợ số vốn nông dân vay trồng bông không trả được khoảng 22 tỷ đồng; hỗ trợ giá cho nông dân 500 đồng/kg bông hạt, tức là thu mua cho nông dân 6.000 đồng/kg bông hạt và kéo dài trong vài vụ tới...

Bản thân Công ty Bông Việt Nam cũng kiến nghị được Nhà nước hỗ trợ cho khoanh nợ số vốn đầu tư sản xuất chưa thu hồi được từ nông dân vụ bông mùa mưa 2004 - 2005, đồng thời xin miễn giảm lãi suất ngân hàng cho khoản nợ này. Đối với các dự án đầu tư thiết bị dài hạn, đề nghị được giãn khấu hao để công ty có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Nhìn lại chặng đường phát triển của cây bông vải trong nước những năm qua cho thấy, tăng trưởng còn chậm. Nhiều năm rồi nhưng cây bông vải vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nước trời, do đó khó có thể chủ động được nguyên liệu cho ngành dệt trong nước.

Theo SGGP
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp