27/11/2011 05:33 GMT+7

Cầu thủ VN vừa thấp vừa yếu

KHƯƠNG XUÂN hực hiện
KHƯƠNG XUÂN hực hiện

TT - Kinh tế đi lên, đời sống ngày càng tốt hơn nhưng cầu thủ đá bóng lại yếu hơn, thấp đi. Đó là một nghịch lý mà ai cũng thấy ở đội tuyển bóng đá U-23 VN khi dự SEA Games 26.

Bóng đá Việt Nam:

TT - Kinh tế đi lên, đời sống ngày càng tốt hơn nhưng cầu thủ đá bóng lại yếu hơn, thấp đi. Đó là một nghịch lý mà ai cũng thấy ở đội tuyển bóng đá U-23 VN khi dự SEA Games 26.

“Thằn lằn leo cột đình” - đó là hình ảnh thường thấy khi các cầu thủ U-23 VN tranh chấp tay đôi với các cầu thủ Indonesia.

Bất lợi thể hình này khiến các cầu thủ VN gặp nhiều khó khăn khi đối đầu với các đối thủ như Indonesia, Malaysia, Philippines...

Tuổi Trẻ trao đổi với GS Dương Nghiệp Chí - nguyên phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, nguyên viện trưởng Viện Khoa học TDTT, chủ nhiệm chương trình Tổng thể nâng cao thể lực và tầm vóc người VN - về vấn đề này.

* Thể trạng của cầu thủ VN nói riêng và VĐV VN nói chung so với VĐV các nước trong khu vực thế nào, thưa ông?

- Tố chất thể lực và chiều cao cơ thể của VĐV VN thua xa nhiều nước Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia chứ chưa nói đến châu lục và thế giới. Chỉ tính riêng chiều cao cơ thể, VĐV VN thua VĐV của các nước Đông Nam Á khoảng 3cm, sức bền, sức mạnh cũng kém hơn. Ngoài ra, việc tuyển chọn VĐV của VN chỉ mang tính ngẫu nhiên, không có sự tác động của khoa học công nghệ...

* Thể trạng hạn chế của VĐV tác động rất nhiều đến thành tích của thể thao VN?

- Đúng. Có thể dễ dàng nhìn thấy sự yếu kém của chúng ta về sức bền ở môn bơi lội. Vì quá kém sức bền nên bơi lội của VN từ xưa đến nay so với khu vực Đông Nam Á là rất yếu. Mặc dù SEA Games 26 có Hoàng Quý Phước nổi lên, nhưng như thế vẫn chưa đủ. Bóng đá VN tuy có tiến bộ nhưng so với yêu cầu về thể lực thì quá kém. Sức mạnh, chiều cao, sức bền của cầu thủ VN đều kém nhiều nước trong khu vực. Do vậy dù cầu thủ VN có khéo léo đến mấy thì thể trạng vẫn là vấn đề hạn chế khiến ta muốn thắng đối thủ rất khó.

* Điều này thể hiện trên sânCầu thủ VN vừa thấp vừa yếu thế nào, thưa ông?

- Theo dõi đội tuyển U-23 VN thi đấu ở SEA Games, nói là chúng ta kém các nước trong khu vực khoảng 3cm chiều cao trung bình nhưng với các cầu thủ thi đấu trên sân có khi kém đến 7cm. Vì thấp hơn, yếu hơn nên cầu thủ VN rất mất sức khi tranh chấp và thi đấu. Thành Lương có khéo đến mấy thì cũng qua bóng được một người chứ làm sao qua được người thứ hai, thứ ba...

* Chế độ dinh dưỡng cho VĐV VN rất thiếu khoa học và quá thiếu thốn?

- Việc chăm sóc VĐV ở các tỉnh, thành ở lứa tuổi tiền dậy thì và dậy thì vô cùng quan trọng, nhưng các VĐV trẻ của chúng ta không được quan tâm về dinh dưỡng. Khi xây dựng thông tư chế độ dinh dưỡng cho VĐV, ngành thể thao luôn mặc định VĐV trẻ hưởng chế độ dinh dưỡng thấp hơn VĐV trưởng thành, đó là chu trình làm ngược, vì VĐV trẻ cần phải được đầu tư đúng giai đoạn mới phát triển được thể chất cần thiết. Khi VĐV đã trưởng thành thì có ăn bằng mấy cũng vậy thôi.

* Thể thao phát triển thế nào so với phát triển của kinh tế VN?

- Thể thao phát triển chậm hơn nhiều so với sự phát triển của kinh tế đất nước. Năm 1998 Hiếu Ngân giành HCB Olympic, tôi đã nói chắc chắn 3-4 kỳ Olympic nữa taekwondo không thể lặp lại thành tích như thế vì yếu tố bất ngờ, may mắn không còn. VĐV VN mất cơ bản từ nhỏ thì làm sao duy trì được thành tích.

* Việc chiều cao, sức mạnh hạn chế có làm VĐV VN thiếu tự tin khi gặp những đối thủ cao to?

- Do thiếu tự tin với người Mỹ nên Nhật Bản mới làm đề án nâng cao thể chất người Nhật sau chiến tranh. Họ cho rằng chiều cao thân thể phải xấp xỉ bằng Mỹ mới khiến họ tự tin. Không chỉ người Nhật, người VN hay quốc gia nào cũng vậy, không thể tự tin khi ta thấp bé, yếu ớt hơn họ.

VĐV VN hiện nay chủ yếu là con em nông dân nghèo không có điều kiện được chăm sóc từ khi mới mang thai và trưởng thành. Trẻ em thành phố ở những gia đình có điều kiện đều không cho con theo thể thao. Mặt khác, 13 năm qua VN không có chương trình đào tạo VĐV trẻ của Nhà nước. VĐV VN chỉ phát triển tự nhiên rồi đi thi đấu. Hầu hết VĐV thi đấu ở SEA Games 26 đều không được tuyển chọn và đào tạo đúng bài bản. 

KHƯƠNG XUÂN hực hiện

Cầu thủ VN chưa biết cách... ăn

Trợ lý HLV Phùng Thanh Phương cho biết: “Theo chân đội tuyển U-23 VN từ năm 2009 tới nay, tôi nhận thấy nhiều tuyển thủ bắt đầu chú trọng đến dinh dưỡng qua việc chịu khó uống sữa mỗi sáng và tối. Tuy nhiên, họ chưa để ý đến việc ăn như thế nào là tốt trong các bữa ăn chính. Chẳng hạn, nhiều người cứ ăn thật nhiều cơm mà không hiểu rằng ăn như vậy chỉ no chứ không đủ chất mà phải kèm thêm nhiều rau, cá, các loại trái cây và hạn chế dùng thịt.

Có nhiều cầu thủ cao 1,7m nhưng chỉ nặng hơn 60kg một chút. Tỉ lệ như vậy thì không cân đối vì số lẻ của chiều cao ít ra phải gần bằng với trọng lượng cơ thể. Phần lớn cầu thủ xuất thân từ các tỉnh xa, điều kiện dinh dưỡng bị hạn chế từ nhỏ nên không có được sự phát triển cân đối về chiều cao, cân nặng theo độ tuổi. Khi đã trưởng thành, có nạp dinh dưỡng tốt đến mấy cũng khó lòng tăng chiều cao”.

S.H.

Lỗ hổng quá lớn về giáo dục thể chất

Theo nghiên cứu của GS Dương Nghiệp Chí trong đề án Nâng cao thể lực và tầm vóc người VN đến năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt ngày 28- 4-2011, hiện chiều cao trung bình của nam thanh niên VN là 163,7cm, nữ thanh niên 153cm. Chiều cao của nam thanh niên Nhật là 172cm, nữ thanh niên 157cm. Theo mục tiêu của đề án trên, đến năm 2030 nam thanh niên VN có chiều cao 168,5cm, nữ thanh niên có chiều cao 157,5cm.

Theo GS Chí, các trường ở VN quá thiếu cơ sở dành cho TDTT. Hiện nay không một trường mẫu giáo nào ở VN dạy trẻ em cách đi cho đúng. Người VN đi chân chữ bát, vòng kiềng... vì từ bé các em đã không được dạy đi cho đúng. Các nhà xã hội học ở Mỹ kết luận trường học phải chú trọng TDTT bởi đây là phương tiện giáo dục tốt nhất về nhân cách, lối sống, ý chí quyết thắng, tinh thần kỷ luật...

Tiếc là ở VN có lỗ hổng quá lớn từ mẫu giáo đến đại học về giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên. Ở Mỹ, trên 70% người dân thường xuyên tập TDTT, Trung Quốc trên 40%, còn ở VN chỉ có 19%. Hiệu sách ít bán sách TDTT, các báo thể thao chỉ tuyên truyền bóng đá. Ngay những người làm công tác thể thao cũng không biết dạy thể thao, dạy giải trí mà chỉ dạy thể thao Olympic. Thật lạ lùng khi khá nhiều người dân VN không biết tập luyện TDTT.

KHƯƠNG XUÂN hực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp