29/05/2018 16:04 GMT+7

Cậu học trò ở mái ấm tình thương thành sinh viên ĐH Harvard

LÊ THANH HẢI (Theo CNBC)
LÊ THANH HẢI (Theo CNBC)

TTO - Trải qua thời thơ ấu ở nơi trú ngụ dành cho người vô gia cư, giường bệnh và cả những phòng trọ tạm bợ, Richard Jenkins đã làm nên 'kỳ tích' khi giành được suất học ở ĐH Harvard.

Cậu học trò ở mái ấm tình thương thành sinh viên ĐH Harvard - Ảnh 1.

Richard Jenkins - Ảnh: CNBC

Trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh công cộng WHYY ở Philadelphia, Mỹ, Jenkins nhớ lại nỗi xấu hổ về gia cảnh của mình: "Hồi còn học lớp 6, một lần tôi đang đi bộ từ trường về với người bạn, bạn ấy hỏi tôi đang sống ở đâu. Do xấu hổ nên tôi chỉ dám nói cạnh tòa nhà lớn lớn kia".

Và chính khoảnh khắc đó đã truyền cảm hứng cho anh tập trung vào việc học, bất chấp bạn bè chế giễu đặt biệt danh cho anh là "Harvard".

"Đó là khi tôi nhận ra rằng mình phải làm được một điều gì đó, bởi vì tôi không thể để con mình sau này phải hứng chịu cảm giác tương tự như những gì mình đang trải qua bây giờ", anh giải thích.

Jenkins đã quyết tâm thực hiện ước mơ của mình. Ở trường trung học, anh tham dự một chương trình phi lợi nhuận sau giờ học mang tên Mighty Writerschuyên giúp cho học sinh có được kỹ năng viết.

Với sự hỗ trợ của chương trình, Jenkins bắt đầu quá trình nộp đơn đầy cạnh tranh để vào một trường "chọn". Đây cũng là khoảng thời gian đầy khó khăn của anh.

"Chứng đau nửa đầu của tôi bắt đầu vào năm lớp 8 do những căng thẳng mà tôi đã gặp phải vào lúc đó. Có rất nhiều áp lực, nào là vào được trung học và thành công, nào là cha tôi bị đau tim", anh nhớ lại.

Tình trạng của Jenkins trở nên tệ hơn và cuối cùng anh phải trải qua một khoảng thời gian đáng kể trong bệnh viện, đôi khi kéo dài đến nhiều tuần cho mỗi đợt điều trị. 

"Cuối cùng, tôi đã có thể vượt qua nó và hoàn thành việc học của mình. Đó là điều quan trọng nhất đối với tôi", anh nói.

Thế rồi nỗ lực được đền đáp. Anh được nhận vào học tại Girard College, một trường trung học phổ thông dành cho học sinh từ các gia đình có cha/mẹ đơn thân với nguồn tài chính hạn chế.

Tại Girard, anh đạt kết quả xuất sắc, được tham dự các lớp đại học, được thực tập tại một buổi khởi nghiệp công nghệ cao và giành vị trí thủ khoa lớp học của mình. 

Sau đó, anh nộp đơn xin vào một số trường, trong đó có 3 trường thuộc nhóm Ivy League - các trường đại học danh tiếng ở Mỹ. Kết quả là anh được lọt vào danh sách chờ tại Đại học Pennsylvania và được Harvard chấp nhận.

Khi nhận được tin vui, Jenkins cho biết anh đã ném chiếc điện thoại của mình vì... không tin nổi.

Jenkins có kế hoạch học chuyên ngành khoa học máy tính tại Harvard với mục tiêu phát minh ra một "siri trực quan hơn". 

Vì Harvard trả 100% học phí cho sinh viên từ các hộ gia đình kiếm được dưới 65.000 USD/năm, nên anh sẽ nhận được một gói học bổng toàn phần. Cha anh cũng lập một trang GoFundMe để giúp anh trang trải các chi phí bổ sung.

"Mục tiêu của tôi luôn là học một trường học mà mình sẽ không phải trả tiền và tốt nghiệp trong tình trạng không bị mang nợ". Trước đó anh cứ "mặc định" là mình sẽ theo học tại một trường đại học nhỏ gần nhà.

"Tôi rất vui mừng về cơ hội mở rộng kiến ​​thức của mình, bởi vì có quá nhiều lịch sử bên trong các hội trường của Harvard, rất nhiều sinh viên xuất thân từ các gia đình khác nhau, và tôi nghĩ đó là nơi hoàn hảo để luyện tâm trí", anh nói.

Nhìn lại những gì mình đã trải qua, Jenkins nói anh ước gì mình ít khó khăn hơn, và cũng nghĩ rằng các trường học có thể hỗ trợ tốt hơn cho học sinh trong việc vượt qua những tình huống khó khăn như mình bằng cách tạo ra một cuộc đối thoại cởi mở hơn giữa học sinh và giáo viên. 

"Tôi nghĩ điều đó là quan trọng, bởi vì chỉ cần có ai đó để nói chuyện là có thể tạo nên sự khác biệt rất lớn", anh nói với CNBC.

Trong tương lai gần, Jenkins sẽ nói về việc tốt nghiệp trung học của mình và anh dự định nói chuyện với lớp mình về tầm quan trọng của trách nhiệm. Lời khuyên của anh dành cho các học sinh khác là tìm hiểu xem mình muốn gì ngoài cuộc sống, hãy tập trung và đừng bao giờ bỏ cuộc.

"Động lực của tôi xuất phát từ việc chỉ muốn thấy bản thân và gia đình mình ở trong tình trạng tốt hơn và tôi nghĩ rằng động lực là quan trọng đối với mọi người. 

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là khi tìm thấy mình muốn gì thì bạn phải tiếp tục làm việc để đạt được nó. Mọi người có thể nghĩ rằng họ đã làm đủ, nhưng chẳng bao giờ là đủ cả", anh nói.

Tổng cộng có 39.506 thí sinh nộp đơn vào Đại học Harvard trong năm 2017, nhưng chỉ có 2.037 người được chấp nhận, nghĩa là tỷ lệ khoảng 5,2%. Không có trường hợp nào từ danh sách chờ được chấp nhận.

Mẹ đơn thân nuôi con bại não vào trường Harvard

TTO - Năm 1988, Ding Ding chào đời trong tình trạng bại não sau khi bị ngộp thở do gặp biến chứng khi sinh. Các bác sĩ đã khuyên gia đình bỏ cậu bé đi, nhưng mẹ cậu không chịu.

LÊ THANH HẢI (Theo CNBC)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp