13/02/2025 16:10 GMT+7

Cầu gỗ lim ở Huế sau 7 năm bị mục: Chuyên gia nói gì?

Theo chuyên gia thực vật học Đỗ Xuân Cẩm - nguyên giảng viên Trường đại học Nông Lâm (Đại học Huế), gỗ lim Nam Phi được sử dụng để lót trên cầu gỗ lim dọc sông Hương có khả năng chống chịu với nước kém và không phù hợp để làm vật liệu lót cầu.

Cầu gỗ lim ở Huế sau 7 năm bị mục: Chuyên gia nói gì? - Ảnh 1.

Cầu gỗ lim dọc sông Hương sau 7 năm sử dụng đã xuất hiện tình trạng mục, hư hỏng nhiều thanh gỗ do thời tiết khắc nghiệt - Ảnh: NHẬT LINH

Sau thông tin cầu gỗ lim đi bộ dọc sông Hương bị mục do ngâm nước và chịu khí hậu khắc nghiệt sau 7 năm hoàn thành, chuyên gia thực vật học Đỗ Xuân Cẩm bày tỏ nghi ngờ về chất lượng gỗ lim Nam Phi được sử dụng để lót cầu.

Gỗ lim không phải là vật liệu vĩnh cửu

Theo ông Cẩm, gỗ lim nổi tiếng là rắn chắc, độ bền cao (thuộc nhóm tứ thiết), nhưng không có nghĩa là vĩnh cửu. Tuy nhiên với trường hợp cầu gỗ lim dọc sông Hương, dù chỉ mới trải qua 7 năm nhưng nhiều thanh gỗ đã bị hư hỏng thì cần phải đánh giá lại chất lượng gỗ.

"Thực ra, gỗ lim có độ rắn chắc và độ bền tùy thuộc vào loài. Lim xanh của Việt Nam khác với lim Nam Phi.

Ngoài ra, còn phụ thuộc vào vùng sinh thái nơi cây sinh trưởng, độ tuổi khi khai thác… Trong điều kiện ẩm ướt, độ bền của gỗ còn phụ thuộc vào độ dày của tấm gỗ.

Bên cạnh đó, yếu tố nội tại của cây cũng rất quan trọng. Gỗ ở các đoạn thân khác nhau có độ rắn và độ bền khác nhau. Gỗ giác và gỗ lõi cũng có độ rắn chắc và độ bền khác nhau.

Trong môi trường ẩm ướt, độ bền của gỗ giảm sút so với môi trường khô ráo là điều tất yếu", ông Cẩm phân tích.

Cầu gỗ lim ở Huế sau 7 năm bị mục: Chuyên gia nói gì? - Ảnh 2.

Chuyên gia thực vật học Đỗ Xuân Cẩm - nguyên giảng viên của Trường đại học Nông Lâm (Đại học Huế) - Ảnh: NHẬT LINH

Theo ông Cẩm, chọn gỗ lim Nam Phi để lót cầu gỗ lim dọc sông Hương là không phù hợp, vì loại gỗ này có độ bền và khả năng chịu nước kém hơn so với lim xanh của Việt Nam.

Nên có một hội thảo

Một điểm nữa mà chuyên gia thực vật học đặt nghi vấn là việc chọn gỗ. Theo ông Cẩm, một trong những yếu tố quyết định độ bền của gỗ lim là độ tuổi. Với gỗ lim Nam Phi nhập khẩu thành phẩm, rất khó để phân biệt được đâu là thớ gỗ có tuổi đời cao, đảm bảo chất lượng.

"Phải nói rằng cầu gỗ lim dọc sông Hương là một công trình đã chứng minh được giá trị của mình, khi nó trở thành điểm đến du lịch không thể bỏ qua đối với du khách cũng như người dân địa phương. Tuy nhiên để công trình này có giá trị bền vững, cần xem xét lại việc sử dụng gỗ lim Nam Phi để lót cầu", ông Cẩm nhận định.

Cầu gỗ lim ở Huế sau 7 năm bị mục: Chuyên gia nói gì? - Ảnh 3.

Nhiều đoạn gỗ lim trên cầu đi bộ dọc sông Hương bị mục do ngâm nước lũ và chịu mưa nắng lâu ngày - Ảnh: NHẬT LINH

Ông Cẩm cũng chia sẻ rằng trước đây, khi tham gia tư vấn cho TP Huế về việc chọn gỗ làm cầu, ông đã đề xuất phương án ngâm gỗ lim trong dầu nhớt để tăng khả năng chống nước.

Tuy nhiên với một công trình lộ thiên như cây cầu này, ông Cẩm đề nghị thay thế bằng vật liệu có độ bền cao hơn, chẳng hạn như nhôm giả gỗ.

"TP Huế nên tổ chức một hội thảo để lấy ý kiến của các chuyên gia về gỗ, cũng như các thợ mộc lành nghề có kinh nghiệm trong việc xử lý gỗ lim, nhằm đưa ra quyết định có nên tiếp tục sử dụng gỗ lim Nam Phi để lót cầu hay không", ông Cẩm đề xuất.

Cầu đi bộ lót sàn gỗ lim dọc sông Hương dài hơn 380m, rộng 4m, cách mặt nước khoảng 1m, có lan can bằng đồng được xây dựng ở bờ nam sông Hương với tổng kinh phí 64 tỉ đồng.

Đây là công trình thí điểm nằm trong dự án quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương, do Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ. Trong số đó riêng diện tích mặt sàn trên 2.440m2 được lát bằng gỗ lim nhập khẩu từ Nam Phi có kinh phí 5,7 tỉ đồng.

Cầu gỗ lim ở Huế sau 7 năm bị mục: Chuyên gia nói gì? - Ảnh 4.

Cầu gỗ lim dọc sông Hương bị ngâm trong nước lụt vào cuối năm 2024 - Ảnh: NHẬT LINH

Cầu gỗ lim ở Huế sau 7 năm bị mục: Chuyên gia nói gì? - Ảnh 5.

Cầu gỗ lim dọc sông Hương đã chứng minh được giá trị của mình, khi trở thành điểm đến du lịch không thể bỏ qua với du khách đến Huế - Ảnh: NHẬT LINH

Vụ cầu gỗ lim ở Huế sau 7 năm bị mục: Chuyên gia nói gì? - Ảnh 3.Cầu gỗ lim 64 tỉ đồng dọc sông Hương bị mục

Cây cầu đi bộ bằng gỗ lim dọc sông Hương ở Huế sau 7 năm hoạt động đã xuất hiện tình trạng mục nát, nhiều thanh gỗ mặt cầu bị hư hỏng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp