Phạm Thị Ngọc Vân (Dầu Tiếng, Tây Ninh) cảm ơn sự quan tâm kịp thời của báo Tuổi Trẻ dành cho mình - Ảnh: DUYÊN PHAN |
Đó là những dòng viết trên Facebook của anh Trần Tấn Phúc, giám đốc Ký túc xá ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), chiều tối 7-8. Khi đó, “nữ sinh Bách khoa” mà anh Phúc nhắc tới chính là Phạm Thị Ngọc Vân, quê huyện Dầu Tiếng, Bình Dương, vừa ký hồ sơ hoàn tất thủ tục nhập học, trước khi nhà trường khóa sổ tuyển sinh lần này.
Vội vàng đến vào phút cuối để nhập học, Vân không khỏi xúc động vì chiều nay Vân có một lúc hai sự hỗ trợ: được nhà trường hỗ trợ học phí ban đầu, đồng thời Vân là người thứ hai nhận suất học bổng của chương trình “Tiếp sức đến trường” của báo Tuổi Trẻ năm nay.
Với số điểm 27,25, Vân đã trúng tuyển vào khoa hóa trường này nhưng vì hoàn cảnh quá khó khăn, gia đình đã quyết định “chắc gác lại chuyện học lần này”.
Mình nghĩ đây là điều bạn không mơ tới chỉ trong một buổi chiều, hi vọng bạn sẽ học tốt và ra trường với một sự nghiệp thành công". |
Anh TRẦN TẤN PHÚC |
“Ba khuyên mình nên học cao đẳng để nhanh ra trường phụ giúp gia đình. Sáng nay đang đi trút mủ cao su cùng với ba, mình suy nghĩ và quyết định gọi điện đến trường. Không ngờ được nhà trường và báo Tuổi Trẻ hỗ trợ, thật sự là niềm vui quá bất ngờ. Mình đã được tiếp sức để không lỡ một ước mơ” - Vân bày tỏ.
Vân cho biết mẹ bạn bệnh nhiều lắm nên không làm việc được, một mình cha đi làm thuê lo cho cả gia đình. Ngay từ lớp 5, ngày nào cũng vậy, Vân thức dậy lúc 4h30, phụ ba trút mủ cao su rồi mới về nhà đi học.
Những tháng ngày khó khăn bên cánh rừng cao su không ngăn bước chân đến trường và nỗ lực học tập của nữ sinh này. Đến khi đậu đại học vào ngôi trường không dễ ai cũng đậu, sém chút nữa bạn đã dừng lại vì gánh nặng tài chính.
Anh Phúc cho biết anh Trần Bình, cán bộ Trung tâm hỗ trợ sinh viên và việc làm Bách khoa, “đã làm đúng chức trách và cái tâm của người bạn đồng hành với tân sinh viên”.
“Khi nghe thông tin anh Bình đã không bỏ qua mà mạnh dạn chia sẻ và kêu gọi trên Facebook vào 11h trưa, khi chỉ còn cách sáu giờ hết hạn nhập học và tân sinh viên vẫn còn ở quê nhà. Một quyết định đúng “giờ G” đã làm thay đổi tương lai một con người” - anh Phúc chia sẻ.
Anh Phúc cũng đã có lời cảm ơn thầy phó hiệu trưởng Đại học Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) Vũ Thế Dũng chỉ sau 10 phút bài viết đăng trên Facebook, thầy đã lấy tiền túi ngay 4 triệu đồng để Vân có tiền nhập học buổi chiều.
“Rồi thầy trưởng khoa hóa Sơn Nam cũng có học bổng, rồi bạn Lưu Bình ủng hộ... Từ đó, em sinh viên mới nhanh chóng lên xe đò để kịp đến trường lúc 16h nhập học. Và báo Tuổi Trẻ kịp thời ngay trong buổi trưa, những người bạn đồng hành hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh cho học sinh và hỗ trợ tân sinh viên khó khăn của báo Tuổi Trẻ không bỏ qua các tình tiết như thế này, đã nhanh chóng ủng hộ và cử phóng viên trao phần học bổng tận tay ngay trong buổi chiều” - anh Phúc kể.
Nhận suất học bổng, Vân rưng rưng: “Mình rất biết ơn báo Tuổi Trẻ và nhà trường đã giúp mình có cơ hội đi học. Năm ngoái suất học bổng “Chung một ước mơ” của báo Tuổi Trẻ đã giúp chị em mình một lần không dừng bước học hành. Năm nay, thêm một lần mình nợ ân tình này”.
Vân nói buổi sáng khi biết mình không phải ngừng con đường đại học, Vân bước đi trong lô cao su mà chân không đi vững. “Chỉ hai từ cảm ơn, tận đáy lòng mình thấy không diễn tả hết cảm xúc của mình” - Vân xúc động.
Tân sinh viên khó khăn hãy gọi cho Tuổi Trẻ Các bạn tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn hãy viết thư bày tỏ nguyện vọng của mình gửi Tuổi Trẻ để được hỗ trợ. Mẫu thư được tải về . |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận