06/03/2020 10:35 GMT+7

Cầu bộ hành: cách nào 'thoát ế'?

HẰNG NGA
HẰNG NGA

TTO - Những chiếc cầu bộ hành chắc sẽ còn ế ẩm lâu dài khi phần đông người dân vẫn cứ theo thói quen "đi ngang về tắt" ngoài đường.

Cầu bộ hành: cách nào thoát ế? - Ảnh 1.

Người đi bộ vô tư đi cắt ngang đường mặc dù gần đó có cầu bộ hành Nguyễn Tri Phương (Q.5, TP.HCM) - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Ngày trước, khi chưa có cầu bộ hành, dư luận phàn nàn rằng đi bộ băng qua đường rất nguy hiểm và kiến nghị xây cầu. Khi có cầu rồi lại không chịu đi trên cầu, vẫn cứ thích băng qua đường ngay bên dưới những cây cầu vắng tanh. 

Cầu bộ hành không có người đi do số đông mọi người chưa có ý thức và thói quen đi bộ đúng luật, qua đường đúng nơi. Thêm mươi bước chân lên bậc thang cầu bộ hành sẽ được an toàn khi qua đường. 

Đường làm dành riêng cho mình không chịu đi, nhiều người cứ chọn cách cắt ngang dòng xe nườm nượp. Cầu bộ hành hoang phế, bên dưới cầu người đi bộ qua lại loạn xạ, ôtô xe máy buộc phải nhường đường cho những người đi bộ sai luật này.

Từ chối cầu bộ hành tức là từ chối quyền lợi của mình. Nhiều người nại lý do cầu cao, bậc thang dốc, trên cầu dơ bẩn, vắng người…, nói chung là ngại và sợ đủ thứ. Nhưng không có gì đáng sợ bằng chuyện người đi bộ tùy tiện băng ngang qua đường sai luật. 

Tôi từng đếm số bậc thang trên cầu đi bộ Nguyễn Tri Phương (Q.5, TP.HCM) và thấy rằng qua cầu này chỉ tương đương với việc di chuyển từ tầng trệt lên lầu 2 bằng thang bộ. Nhưng bao người ngại xa, là do lười bước đi đó thôi!

Chuyện ở Thái Lan, các cầu bộ hành tại Bangkok luôn rất đông người đi. Đó là những người cao tuổi, phụ nữ mang thai, họ chọn cầu bộ hành trước tiên vì sự an toàn, vì tuân thủ quy định và sẽ thành văn minh giao thông. Họ nói với tôi đó là những cơ hội được đi bộ.

Những cây cầu bộ hành của chúng ta vẫn sẽ "ế" nếu người đi bộ vẫn không đi đúng luật, đúng phần cầu đường dành cho mình. 

Cầu bộ hành trước các bệnh viện, các khu du lịch vẫn thưa thớt người, cầu vượt dành cho người đi bộ trước cổng trường (như Đại học Kinh tế - luật, quốc lộ 1, Q.Thủ Đức) cũng tương tự, nam thanh nữ tú vẫn thích băng ngang dưới đường. Tính mạng của chính mình mà còn xem thường thì thật khó tin họ sẽ quan tâm đến người khác!

Tuyên truyền đã nhiều rồi nhưng cũng không có kết quả nếu thiếu sự chế tài đủ mạnh. Nhiều người đi bộ sai luật nhưng rất ít người bị phạt. Đừng nghĩ người đi bộ là "vua" ngoài đường. 

Cách đây vài năm, ở Q.1 đã có một người phải lãnh án tù giam vì đi bộ sai luật dẫn đến tai nạn chết người. Cần phạt nghiêm những trường hợp qua đường sai luật. Giao thông công cộng phát triển, con người cần "tự cải tiến", đi bộ cũng phải đúng luật.

Mấy chục cầu bộ hành tiền tỉ, dân cứ băng ngang qua đường bất chấp nguy hiểm Mấy chục cầu bộ hành tiền tỉ, dân cứ băng ngang qua đường bất chấp nguy hiểm

TTO - Nhiều cầu bộ hành trên địa bàn TP.HCM được chi hàng tỉ đồng để xây dựng. Thế nhưng cầu xây xong người dân không sử dụng, vẫn băng ngang dưới lòng đường, bất chấp nguy hiểm, rủi ro.

HẰNG NGA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp