04/07/2023 14:44 GMT+7

Cậu bé tự kỷ năm xưa viết sách giúp đỡ trẻ tự kỷ

GS.TS Mike Chan, người từng bị phát hiện triệu chứng tự kỷ khi 6 tuổi, ra sách và gây quỹ từ thiện cho trẻ em tự kỷ.


Ông Mike Chan tặng sách cho các bệnh viện, trung tâm hỗ trợ trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ tại TP.HCM sáng 4-7 - Ảnh: LINH ĐOAN

Ông Mike Chan tặng sách cho các bệnh viện, trung tâm hỗ trợ trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ tại TP.HCM sáng 4-7 - Ảnh: LINH ĐOAN

Sáng 4-7, tại European Wellness Việt Nam (70-72 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.1, TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ký tặng sách Rối loạn phổ tự kỷ: Y học tái sinh bằng liệu pháp tế bào gốc và gây quỹ từ thiện dành cho trẻ tự kỷ.

Đến dự có rất nhiều chuyên gia, thầy cô đến từ các bệnh viện, trung tâm giáo dục chuyên biệt, hỗ trợ trẻ tự kỷ trong địa bàn TP.HCM. Và nhiều người bất ngờ khi GS.TS Mike Chan, người đứng đầu công trình nghiên cứu và viết quyển sách này, tiết lộ mình chính là trẻ tự kỷ.

Cậu bé tự kỷ sống cùng người mẹ đơn thân

Ông Mike Chan hiện là chủ tịch Tập đoàn European Wellness (hệ thống chăm sóc sức khỏe đến từ châu Âu). Trong buổi gặp gỡ, ký tặng sách sáng 4-7, ông kể câu chuyện về gia đình mình. 

Ông lớn lên cùng người mẹ đơn thân, gia đình khó khăn ăn bữa nay không biết ngày mai có gì đó để bỏ bụng.

GS.TS Mike Chan ký tặng sách - Ảnh: LINH ĐOAN

GS.TS Mike Chan ký tặng sách - Ảnh: LINH ĐOAN

Năm Mike Chan 6 tuổi (khoảng những năm 1960), ông phát hiện mình có triệu chứng như những trẻ em tự kỷ hiện tại. Thời đó hầu hết người ta không có ý niệm, cũng như kiến thức về hội chứng này. Cậu bé Mike gặp khó khăn trong việc giao tiếp, phát âm.

Tuy nhiên, cậu cũng có những khả năng rất đặc biệt, chẳng hạn vẽ. 

Khi có một tai nạn giao thông xảy ra, các bạn khác sẽ vẽ chiếc xe, hoặc vẽ nạn nhân, còn Mike quan sát kỹ lưỡng và có thể vẽ toàn cảnh một cách chi tiết như thật. 

Không chỉ có tình thương của gia đình, các chuyên gia cho rằng trẻ tự kỷ cần được sự quan tâm của xã hội để giúp các cháu sớm hòa nhập với cộng đồng - Ảnh: LINH ĐOAN

Không chỉ có tình thương của gia đình, các chuyên gia cho rằng trẻ tự kỷ cần được sự quan tâm của xã hội để giúp các cháu sớm hòa nhập với cộng đồng - Ảnh: LINH ĐOAN

Từ những trải nghiệm cá nhân, Mike Chan cho rằng trẻ tự kỷ chủ yếu gặp khiếm khuyết về các kỹ năng.

Sau khi lập gia đình, Mike Chan đi đến nhiều quốc gia gặp gỡ các trẻ tự kỷ với những mảnh đời rất đáng thương, từ đó ông quyết định cùng với các cộng sự của mình tại European Wellness nghiên cứu chuyên sâu vào hội chứng rối loạn phổ tự kỷ, áp dụng khoa học tế bào gốc trong việc khắc phục và hỗ trợ điều trị cho căn bệnh này.

Mike Chan đã đi đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới để chia sẻ về vấn đề này. Tuy nhiên, khá nhiều quốc gia châu Á vẫn còn xa lạ. 

Ví dụ Việt Nam chúng ta chỉ biết vài tế bào gốc nhưng trên thế giới đã nghiên cứu đến hơn 700, riêng não có trên 60 tế bào gốc.

Tế bào gốc mở ra hướng điều trị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ

Với phương pháp khoa học tế bào này, giáo sư Mike Chan khuyên phụ huynh nên theo dõi xem các bé có triệu chứng, hành vi, cảm xúc như thế nào để điều trị theo những cách khác nhau bằng việc chúng ta sẽ bổ sung các tế bào gốc khác nhau.

Vào ngày 12-6, ông Mike Chan cùng các cộng sự tại Việt Nam đã đi thăm một số trung tâm hỗ trợ trẻ tự kỷ tại TP.HCM, và khi về họ quyết định sẽ có chuỗi chương trình và hành động thiết thực hỗ trợ trẻ tự kỷ Việt Nam.

Cụ thể, tập đoàn dành 5 tỉ đồng hỗ trợ trị liệu cho những trẻ em tự kỷ có hoàn cảnh khó khăn. 

European Wellness Việt Nam cũng dành 2 tỉ đồng tham gia các hoạt động hỗ trợ các cháu như mua sắm trang thiết bị, hỗ trợ về chuyên gia.

Trong sáng 4-7, ông Mike Chan đã ký, trao tặng sách cho các bệnh viện, trung tâm hỗ trợ điều trị trẻ bị mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ

Đồng thời phát động quỹ kêu gọi sự chung tay của các nhà hảo tâm để giúp đỡ các cháu có thể sớm hòa nhập cộng đồng. Ông Mike Chan khuyên phụ huynh nên theo dõi từng triệu chứng, hành vi, cảm xúc của các cháu để chọn hướng can thiệp, điều trị cho phù hợp.

Bà Nguyễn Thiên Linh, tổng giám đốc European Wellness Việt Nam, chia sẻ: "Khi đi thăm các cơ sở, ông Mike Chan nhận thấy trẻ tự kỷ Việt Nam còn thiếu thốn quá, nên ông mong muốn dành sự quan tâm và hỗ trợ điều trị miễn phí cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn.

Con tôi cũng có triệu chứng của trẻ tự kỷ, tôi cũng đã nhận nuôi một số cháu tự kỷ nên rất thấu hiểu hoàn cảnh của các cháu và cả phụ huynh.

Chúng tôi làm việc này không quan tâm đến lợi nhuận, mà chỉ mong mọi người, xã hội quan tâm hỗ trợ can thiệp sớm để sau này các cháu không trở thành gánh nặng của xã hội".

Trẻ rối loạn phổ tự kỷ: Cha mẹ đóng vai trò quyết định trong can thiệp điều trịTrẻ rối loạn phổ tự kỷ: Cha mẹ đóng vai trò quyết định trong can thiệp điều trị

Ngày 2-4, thế giới và Việt Nam đồng lòng hướng về người rối loạn phổ tự kỷ, đặc biệt là trẻ em tự kỷ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp