Nur Hafes chơi đùa cùng các em mình ở trại tỵ nạn Palong Khali - Ảnh: Reuters
Ở độ tuổi đó, theo lẽ thường thì cậu bé Nur Hafes người Rohingya cứ sáng sáng đến trường, chiều chiều đi đá banh với bạn bè mình ở quê nhà Myanmar.
Tuy nhiên, thực tế là ngày ngày em phải ra đứng ngoài con đường gần trại tị nạn Palong Khali ở miền nam Bangladesh, mong chờ những người đến thăm cho em ít tiền mang về cho gia đình.
Nhóm phóng viên Reuters đã đành thời gian tìm hiểu và ghi lại những khoảnh khắc về cuộc sống của Nur Hafes và gia đình ở Bangladesh.
Hai tháng trước, gia đình em vượt biên đến thành phố Cox's Bazar của Bangladesh, rồi kể từ đó, ngày ngày Nur Hafes chờ đợi các giáo sĩ Hồi giáo phân phát tiền quyên góp tại các thánh đường cho người tị nạn.
Ngoài ra, một "công việc" mà em cũng thường làm là cầm dù che cho những người đến thăm, và được trả công một ít tiền để mua thức ăn và đồ dùng.
Nur Hafes ở trại tỵ nạn Palong Khali - Ảnh: Reuters
"Có khi con kiếm được tới 50 hay 100 taka (14.000-27.000 đồng), nhưng cũng có ngày chẳng kiếm được đồng nào", cậu bé hồn nhiên kể, vừa nói vừa khoe tờ 50 taka được cho.
Nur và gia đình em là một trường hợp trong số hơn 600.000 người Rohingya chạy sang Bangladesh từ tháng 8 năm nay để né khủng hoàng bạo lực ở bang Rakhine, Myanmar.
Trước đó, gia đình em sống ở làng Tharay Kone Yoe Dan, xã Maungdaw, bang Rakhine. Khi bạo lực xảy ra, cả gia đình chuyển đến làng Zaw Mat Tat nơi ông bà ngoại Nur sống.
Ngày hôm sau, chồng của Rabia Khatun, mẹ của Nur Hafes, trở nên suy sụp tinh thần rồi đột nhiên bỏ đi. Kể từ đó, Rabia chưa gặp lại chồng mình.
Cùng với 8 đứa con, trong đó 6 đứa chưa đến 10 tuổi, Rabia vẫn quyết định tiếp tục đi.
Tối hôm đó, gia đình cô đón chuyến thuyền 3 tiếng đồng hồ đi Shah Porir Dwip, hòn đảo thuộc Bangladesh bên sông Naf, ranh giới giữa Bangladesh và Myanmar.
Nur Hafes cùng mẹ và các em - Ảnh: Reuters
Bây giờ thì cả gia đình đều dựa vào Nur. Hồi còn ở Myanmar, Nur đã có thể giúp đỡ gia đình rất nhiều bằng việc phụ buôn bán với cha.
Nur và mẹ hy vọng rằng mình có thể được tiếp tục công việc đó ở Bangaldesh, dù cậu vẫn không giấu được hứng thú khi nói về chuyện trường lớp hay đá bóng đá banh.
Với chừng ấy gánh nặng gia đình phải gánh vác cùng mẹ, chưa kể hai đứa em nhỏ nhất còn bị suy dinh dưỡng, có lẽ một thời thơ ấu "bình thường" như nhiều đứa trẻ vẫn là điều mà Nur chưa thể với trong tầm tay.
"Tôi biết thằng bé còn nhỏ, nhưng nó rất hiểu trách nhiệm của mình. Nó không hành xử như một đứa trẻ con nữa", mẹ Nur ngậm ngùi.
Nur Hafes đợi các giáo sĩ Hồi giáo phát tiền cho người tị nạn - Ảnh: Reuters
Nur Hafes chơi đùa cùng các em - Ảnh: Reuters
Bé Mohammed Zubair 8 tháng tuổi, em nhỏ nhất trong gia đình Nur Hafes - Ảnh: Reuters
Mẹ Nur Hafes, cô Rabia Khatun cọ rửa đồ dùng gia đình bên ngoài nơi cư trú của họ ở Palong Khali - Ảnh: Reuters
Rabia Khatun chải tóc cho Nur Hafes - Ảnh: Reuters
Bên trong căn lều của gia đình Nur Hafes - Ảnh: Reuters
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận