Cắt hợp đồng cô giáo mang thai: do tỉnh chỉ đạo thiếu…thực tế?

KIM THỦY
KIM THỦY

TTO - Một lãnh đạo UBND huyện Tây Hòa, Phú Yên nói huyện biết việc cắt hợp đồng giáo viên đang mang thai và nuôi con nhỏ là "sai luật", nhưng vẫn phải làm theo chỉ đạo của tỉnh.

Thầy Trần Tấn Song (giữa), một trong 51 giáo viên vừa bị UBND huyện Tây Hòa cắt hợp đồng, bức xúc khi trả lời phóng viên về vụ việc - Ảnh: HÀ KIỀU MY
Thầy Trần Tấn Song (giữa), một trong 51 giáo viên vừa bị UBND huyện Tây Hòa cắt hợp đồng, bức xúc khi trả lời phóng viên về vụ việc - Ảnh: HÀ KIỀU MY

Ngay trước thềm năm học mới, 51 giáo viên ở huyện Tây Hòa (Phú Yên), trong đó có người đang mang thai, nuôi con nhỏ, bị . Lãnh đạo huyện và tỉnh nói gì về việc này?

“Huyện không thể chống lệnh"

Trả lời phóng viên Tuổi Trẻ Online ngày 11-8, bà Trương Thị Dân - Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Tây Hòa, cho biết trong giai đoạn 2016-2018, huyện phải cắt giảm đến 130 biên chế sự nghiệp giáo dục, nên trước mắt cắt giảm số giáo viên hợp đồng, sau đó mới xem xét cắt giảm giáo viên trong biên chế.

Trong khi đó, một lãnh đạo UBND huyện Tây Hòa lại “đẩy” trách nhiệm việc cắt hợp đồng 51 giáo viên lên cho UBND tỉnh và cho rằng đây là việc làm “chẳng đặng đừng” theo chỉ đạo của UBND tỉnh và kết luận của Sở Nội vụ.

“Huyện không thể chống lệnh. Trước mắt, huyện vẫn chưa có hướng giải quyết đối với một số giáo viên đang mang thai và nuôi con nhỏ bị cắt hợp đồng trong đợt này, dù biết là sai luật”, vị này nói.

Khi hỏi về trách nhiệm để xảy ra tình trạng dư thừa giáo viên, dẫn đến phải cắt hợp đồng hàng loạt, bà Trương Thị Dân phân trần: “Do nhu cầu giảng dạy trong các năm 2011 và 2012 tăng cao nên huyện buộc phải hợp đồng thêm giáo viên để đáp ứng nhu cầu thực tế ở thời điểm đó. Bây giờ số lượng học sinh giảm thì đành thôi hợp đồng số giáo viên này”.

Theo tìm hiểu của phóng viên Tuổi Trẻ Online, không chỉ tại huyện Tây Hòa, trước đó nhiều địa phương khác của tỉnh Phú Yên cũng cắt hợp đồng hàng loạt giáo viên đã tham gia giảng dạy nhiều năm. Trong đó, nhiều nhất là huyện Đông Hòa cắt hợp đồng 55 giáo viên, huyện Đồng Xuân cắt hợp đồng 46 giáo viên

Chỉ đạo của tỉnh thiếu… thực tế

Ông Đặng Ngọc Anh - chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân, cho rằng việc Sở Nội vụ Phú Yên tính toán số lượng học sinh theo cơ học, mỗi lớp 45 học sinh để phân bổ giáo viên đứng lớp là cứng nhắc, không phù hợp với thực tế tại địa phương.

Tại những khu vực khó khăn như xã Phú Mỡ của huyện, mỗi lớp chỉ khoảng 7 học sinh thì vẫn cần một giáo viên đứng lớp.

“Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, từ năm 2015 đến nay huyện đã cắt giảm 46 biên chế giáo viên. Nhưng xét trên thực tế, huyện phải hợp đồng trở lại số giáo viên đã cắt giảm để đáp ứng nhu cầu giảng dạy, hoặc phải tổ chức cho học sinh học ghép 2-3 khối/lớp.

Kinh phí để trả lương cho số giáo viên hợp đồng này, huyện phải tự cân đối nên rất khó khăn”, ông Đặng Ngọc Anh nói.

Trả lời câu hỏi vì sao tỉnh lại chỉ đạo thiếu thực tế như vậy, ông Phan Đình Phùng - phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết tỉnh sẽ làm việc với các ngành và địa phương liên quan.

“Chúng tôi sẽ bàn cách giải quyết những vướng mắc trong việc cắt giảm biên chế sự nghiệp giáo dục. Sau đó, chúng tôi sẽ thông tin cụ thể đến báo chí”.

Luật sư Nguyễn Hương Quê (chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên):

Có thể khởi kiện ra tòa

“Việc UBND huyện Tây Hòa đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với các giáo viên đang thời kỳ mang thai, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, là đi ngược lại quy định của Bộ luật Lao động năm 2012.

Huyện phải nhận những giáo viên này làm việc trở lại và giải quyết đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội cho họ. Nếu không được giải quyết, thì họ có thể khởi kiện ra tòa”.

KIM THỦY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp