08/10/2019 13:45 GMT+7

Cắt điện, nước công trình vi phạm có đúng luật?

ÁI NHÂN
ÁI NHÂN

TTO - Thời gian qua, dư luận boăn khoăn về cơ sở pháp lý của việc cắt điện, nước công trình vi phạm xây dựng hoặc từ chối đăng kiểm phương tiện do người vi phạm chây ì, không chấp hành xử phạt.

Cắt điện, nước công trình vi phạm có đúng luật? - Ảnh 1.

Một công trình xây sai phép ở quận Thủ Đức, TP.HCM khiến hàng loạt cán bộ bị kỷ luật - Ảnh:QUANG ĐỊNH

Như Tuổi trẻ Online đã đưa, mới đây Tổng công ty Điện lực TP.HCM có công văn xin ý kiến Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc cắt điện và không cấp điện đối với công trình vi phạm xây dựng trên địa bàn TP.HCM.

Theo Tổng công ty Điện lực TP.HCM, UBND TP giao nhiệm vụ cho tổng công ty không cung cấp điện cho công trình vi phạm trật tự xây dựng. Để có cơ sở thực hiện, tổng công ty đề xuất EVN kiến nghị Bộ Công thương, Bộ Xây dựng xem xét có quy định việc ngừng cung cấp dịch vụ điện trong trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Luật Xây dựng.

Đối với trường hợp cấp điện mới, tổng công ty đề nghị EVN chấp thuận cho tổng công ty không cấp điện cho khách hàng khi có văn bản thông báo của các cấp chính quyền về việc xây dựng không phép, sai phép, trái phép để hỗ trợ địa phương về công tác quản lý trật tự đô thị.

Bình luận về sự việc này, TS Cao Vũ Minh - giảng viên Trường đại học Luật TP.HCM - cho rằng việc cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị điện lực cắt điện đối với công trình vi phạm xây dựng là sai, không có cơ sở pháp lý.

Theo TS Cao Vũ Minh, trước đây nghị định 180/2007/NĐ-CP (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị - đã hết hiệu lực) có quy định (khoản 2, điều 4) cho phép áp dụng việc ngừng cung cấp điện, nước - là biện pháp nhằm xử lý vi phạm.

Tuy nhiên, Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành không có quy định áp dụng các biện pháp này. Đồng thời, pháp luật liên quan lĩnh vực điện lực cũng không có quy định.

Luật Xử lý vi phạm hành chính chỉ quy định các hình thức xử phạt (gồm 5 hình thức xử phạt chính) và biện pháp khắc phục hậu quả. Theo quy định tại điều 86, trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm không tự nguyện chấp hành, chây ì thì sẽ bị cưỡng chế. 

Các biện pháp cưỡng chế bao gồm: khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm; kê biên tài sản có giá trị tương ứng; thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do cá nhân, tổ chức khác đang giữ... và buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Đối với đề nghị ngành điện sẽ không cấp điện (cấp mới) cho công trình vi phạm xây dựng theo thông báo của cơ quan chức năng, TS Cao Vũ Minh cho rằng cũng không có cơ sở pháp lý.

"Việc cắt điện, nước hoặc từ chối cấp điện, nước đối với công trình vi phạm xây dựng là hoàn toàn không có cơ sở. Việc này cũng tương tự từ chối đăng kiểm hoặc không cho xuất cảnh người chưa đóng tiền phạt vi phạm hành chính. Nếu thấy cần thiết phải thực hiện các biện pháp trên để buộc chấp hành chế tài xử phạt hành chính thì cần phải sửa luật "- ông Cao Vũ Minh nói.

Mới đây, UBND TP.HCM giao Tổng công ty Điện lực TP.HCM, Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tạm đình chỉ cung cấp các dịch vụ điện, nước đối với công trình vi phạm tại địa chỉ số 51 Nguyễn Chí Thanh, quận 5.

Động thái này đưa ra do Công ty TNHH kinh doanh bất động sản Mai Hoàng, Công ty TNHH xây dựng Đại Dũng (đơn vị quản lý tòa nhà) không chấp hành các quyết định xử lý vi phạm của cơ quan chức năng.

Đề xuất cắt điện công trình vi phạm xây dựng Đề xuất cắt điện công trình vi phạm xây dựng

TTO - Tổng công ty Điện lực TP.HCM vừa có công văn xin ý kiến Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc cắt điện và không cấp điện đối với công trình vi phạm xây dựng trên địa bàn TP.HCM.

ÁI NHÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp