18/12/2019 17:59 GMT+7

Cắt điện luân phiên, thiếu điện là khó chấp nhận

N.AN
N.AN

TTO - Từng trải qua giai đoạn thiếu điện và phải cắt điện luân phiên nên Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng cho rằng việc để thiếu điện là khó chấp nhận.

Cắt điện luân phiên, thiếu điện là khó chấp nhận - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng khẳng định năm 2020 sẽ đảm bảo đủ điện - Ảnh: NA

Phát biểu trên được đưa ra tại buổi họp báo công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2018 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và kế hoạch cung cấp điện, vận hành hệ thống điện quốc gia do Bộ Công thương tổ chức chiều 18-12.

Khẳng định có thể đảm bảo cung cấp điện trong năm 2020, song Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết việc cung cấp điện giai đoạn sau sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu thiếu 1 kWh điện sản xuất thì chi phí xã hội phải bỏ ra rất nhiều, nên Bộ Công thương đã chủ động xây dựng kế hoạch, giải pháp để tháo gỡ khó khăn cũng như đảm bảo đáp ứng đủ điện.

Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết những dự án chậm tiến độ của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) như Thái Bình 2, Long Phú 1, Sông Hậu 1 và nhiều dự án BOT đang triển khai (19 dự án trong đó chỉ 4 dự án đưa vào vận hành) cũng bị chậm tiến độ đã làm cho việc cung ứng điện càng khó khăn.

Do đây là các dự án của các tập đoàn kinh tế nhà nước nên ông Vượng khẳng định thời gian qua đã xác định trách nhiệm chậm tiến độ, kiểm điểm một số tập đoàn, cá nhân khi có sai phạm, sai sót khi triển khai thực hiện.

"Giai đoạn tới 2021-2025 nếu để xảy ra thiếu điện, các đồng chí có trách nhiệm từ Chính phủ trở xuống phải chịu trách nhiệm. Việc cung ứng điện có khó khăn, nhưng cả xã hội phải cùng chung tay, nỗ lực và cố gắng đảm bảo" - ông Vượng nhấn mạnh.

Theo ông Vượng, năm 2020 hệ thống điện vẫn đáp ứng đủ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở giải pháp tập trung là huy động nhiều hơn các nhà máy than, 3,4 tỉ kWh điện dầu. Song ông Vượng cho rằng đó đang là kế hoạch, còn việc triển khai cho năm tới có thể có nhiều biến động. Nếu mưa nhiều có thể huy động nhiều hơn ở nguồn thủy điện.

Đối với câu hỏi về trách nhiệm khi để xảy ra thiếu điện và Thủ tướng nêu yêu cầu nếu để xảy ra thiếu điện sẽ cắt chức, ông Vượng bày tỏ rằng những cán bộ đang công tác trong ngành điện đều luôn quan tâm làm sao có đủ điện để phát triển kinh tế - xã hội và đất nước.

Thực tế, giai đoạn 2009-2010 đất nước đã từng trải qua thiếu điện, phải cắt điện luân phiên, với rất nhiều khó khăn, nên ông cho rằng "nếu giờ thiếu điện là khó chấp nhận".

Trước câu hỏi về việc nếu huy động lớn nguồn điện chạy dầu để đảm bảo đủ điện, sẽ tác động lớn đến tài chính của EVN, ảnh hưởng thế nào đến việc bảo toàn vốn nhà nước, ông Đinh Thế Phúc, đại diện Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, cho rằng để đảm bảo cung ứng điện theo yêu cầu Thủ tướng nên mọi hoạt động của nhà máy phải tuân thủ theo điều hành của hệ thống điện quốc gia, trên cơ sở nguyên tắc tối thiểu hóa chi phí trên cơ sở hạ tầng cho phép.

Ông Phúc cho rằng việc huy động này đã được tính toán sao cho chi phí tối ưu nhất, đảm bảo hiệu quả. Đối với với việc bảo toàn vốn, ông Phúc khẳng định sau khi phê duyệt kế hoạch cung cấp điện, ủy ban cùng EVN sẽ cân đối chi phí đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt nhất.

Sẽ thêm thiếu điện nếu điện mặt trời phải đấu thầu ? Sẽ thêm thiếu điện nếu điện mặt trời phải đấu thầu ?

TTO - Chính phủ chính thức giao Bộ Công thương nghiên cứu cơ chế đấu giá các dự án điện mặt trời. Nhiều chủ đầu tư lo dự án kéo dài, trong khi khả năng thiếu điện đã ở trước mắt.

N.AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp