Từ đó mới thấy có tới 424 công trình cần phải loại khỏi quy hoạch và có nhiều vấn đề đáng suy nghĩ.
Phóng to |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng - Ảnh: Phương Hoa |
Trước hết, tỉ lệ trồng rừng để bù lại phần đã mất rất thấp, mới chỉ đạt hơn 3% (thủy điện lấy đi gần 20.000ha rừng nhưng mới trồng lại được 735ha - PV). Trong đó có nhiều công trình đã hoàn thành nhưng tỉ lệ trồng để bù lại rất thấp.
Thứ hai, quy chế vận hành một công trình thủy điện: điều phối nước, cấp nước, tháo nước, giữ an toàn hồ đập... đến nay vẫn còn hơn 60% số công trình chưa có quy chế. Hàng ngàn hồ thủy điện treo túi nước trên đầu như vậy mà chưa có quy trình thì rất nguy hiểm. Nhiều dự án giao cho tư nhân làm khi hạn hán thì tích nước, khi lụt lội thì tháo nước, dân ở dưới hứng chịu.
Thứ ba là vấn đề an toàn hồ đập. Có những công trình đã khẳng định an toàn rồi, có những công trình thì chưa. Phải chăng bây giờ cần xem xét, cấp chứng chỉ an toàn cho các hồ đập để người dân an tâm. Nếu cứ để như hiện nay dân không an tâm.
Ví dụ thủy điện Sông Tranh 2 vẫn chưa khẳng định có chắc chắn an toàn không. Tôi nghĩ không có giấy chứng nhận an toàn là không được. Dứt khoát thủy điện phải đảm bảo an toàn mới được làm. Điểm thứ tư là di dân tái định cư. Hầu hết ở các vùng thủy điện là đồng bào dân tộc, miền núi, vùng khó khăn và những vùng ngập nước đều là diện tích sản xuất nông nghiệp. Do vậy, công tác di dân tái định cư mà tổ chức không tốt thì đồng bào rất khó khăn. Quốc hội cần đặt vấn đề nghiêm túc về việc này.
Thứ năm, chất lượng quy hoạch như vậy, cấp phép như vậy, bây giờ những dự án phải loại bỏ như vậy thì gây hậu quả gì, lãng phí bao nhiêu? Quá trình quy hoạch, cấp phép như vậy cần phải kiểm điểm lại xem trách nhiệm của cơ quan quản lý thế nào? Quy hoạch như thế, cấp phép sai như thế thì ai chịu trách nhiệm? Phải tiếp tục rà soát, với công trình, dự án nào có vấn đề phải tiếp tục loại bỏ. Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi trường phải tiếp tục giám sát, các đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương phải tiếp tục giám sát. Phải làm nghiêm túc việc này.
Tôi đề nghị tới đây Quốc hội ban hành nghị quyết cần nói rõ thời hạn thực hiện các việc cụ thể: Trồng rừng mới đạt hơn 3% thì khi nào xong, năm 2020 xong chưa? 65% công trình chưa có quy chế vận hành thì khi nào xong, bức xúc lắm rồi, giữa năm sau xong chưa?
Tôi nghĩ đây là kinh nghiệm trong công tác giám sát của Quốc hội. Nay mai ta sẽ chọn giám sát khai thác khoáng sản, cần làm đến cùng để ra kết quả cụ thể. Hai hôm nay Quốc hội thảo luận rằng kỷ cương, kỷ luật không nghiêm. Vì vậy phải chỉ rõ chỗ nào không nghiêm, chỗ nào làm không tốt và chỗ nào sai phạm để xử lý trách nhiệm. Chúng ta không thể làm đơn giản được.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận