05/09/2023 09:41 GMT+7

Cấp phép lao động cho người nước ngoài: Cấp tỉnh quyết định hay giao cho sở làm?

Nên giao sở lao động - thương binh và xã hội là đầu mối cấp phép lao động cho người nước ngoài thay vì giao UBND cấp tỉnh quyết?

Giáo viên tiếng Anh người nước ngoài giảng dạy tại một trung tâm ngoại ngữ ở Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

Giáo viên tiếng Anh người nước ngoài giảng dạy tại một trung tâm ngoại ngữ ở Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

Trong tờ trình Chính phủ sửa nghị định 152/2020 về quản lý lao động nước ngoài, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất hai phương án quy định quyền quản lý việc làm liên quan đến người nước ngoài, trong đó có cấp phép lao động. 

Phương án 1, sở lao động - thương binh và xã hội là đầu mối quản lý lao động nước ngoài trên địa bàn. Cách này đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, thu gọn đầu mối cấp phép. Tuy vậy, phương án này không linh hoạt khi UBND cấp tỉnh cần phân cấp, ủy quyền cho cơ quan khác tại địa phương. 

Phương án 2, UBND cấp tỉnh quản lý lao động nước ngoài. Cách này giao quyền cho địa phương song có thể không thống nhất quản lý nhà nước về tuyển dụng, quản lý lao động nước ngoài. 

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Lê Quang Long, trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, cho hay việc giao cho UBND cấp tỉnh quyền phân cấp, ủy quyền cho cơ quan chuyên môn trong quản lý lao động là phù hợp. 

Được biết tại Hà Nội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp trên 6.000 giấy phép cho người nước ngoài và Ban quản lý cấp khoảng 1.100 giấy phép.

Theo ông Long, Chính phủ đã có nghị định 35/2022 ngày 28-5-2022 quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, trong đó có cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động và được các bên liên quan tính toán thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. 

“Về bản chất, ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế đã là đầu mối "một cửa" trong cấp phép lao động, cấp giấy phép đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp”, ông Long nói. 

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hết năm 2022 có gần 120.000 lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam và đến từ trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với năm 2021, số này tăng gần 20%. Trong đó, lao động quốc tịch Trung Quốc chiếm 30,9%, Hàn Quốc 18,3%, Đài Loan (Trung Quốc) 12,9%, Nhật Bản 9,5%. Còn lại là lao động từ các quốc gia khác.
Đề xuất Chính phủ hai phương án cấp phép lao động cho người nước ngoàiĐề xuất Chính phủ hai phương án cấp phép lao động cho người nước ngoài

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất hai phương án cấp phép lao động cho người nước ngoài.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp