Cặp đôi nghệ sĩ kết nối Việt Nam và Đức

P.Q
P.Q

'Nghệ thuật sắp đặt nghe nhìn tương tác' được cặp đôi nghệ sĩ đa phương tiện nổi tiếng người Đức Juliana và Andrey Vrady giới thiệu đến khán giả Việt Nam trong buổi Trò chuyện cùng nghệ sĩ mới đây.

Cặp đôi nghệ sĩ kết nối Việt Nam và Đức - Ảnh 1.

Buổi trò chuyện nằm trong khuôn khổ Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2022

Nghệ thuật sắp đặt nghe nhìn tương tác (interactive audio-visual installations) là loại hình tương tác trực tiếp với người xem, bằng cách biến họ trở thành một phần của những tác phẩm, thường vui nhộn, bắt mắt và tràn đầy cảm hứng.

Thuộc khuôn khổ Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2022, buổi đối thoại cùng Juliana và Andrey Vrady đã giới thiệu nhiều hoạt động của cặp đôi, trong nghệ thuật sắp đặt nghe nhìn tương tác, những trải nghiệm và câu chuyện đằng sau các dự án họ đã và đang thực hiện.

Juliana và Andrey là hai nghệ sĩ đa phương tiện người Đức. Andrey từng là giám đốc nghệ thuật của các công ty in ấn và quảng cáo hàng đầu trong nhiều năm.

Anh cũng quan tâm đến việc thực hiện các thử nghiệm với nhiếp ảnh, tạo ảnh ghép kỹ thuật số và tìm kiếm khía cạnh thẩm mỹ trong các phương tiện truyền thông mới. Juliana, "nửa kia" của anh, đến từ lĩnh vực điện ảnh.

Cặp đôi đã đạt được nhiều thành tích về nghệ thuật sắp đặt và vẫn đang tiếp tục phát triển loại hình này. Hai tác phẩm sắp đặt nghệ thuật truyền thông mới nhất của họ thuộc khuôn khổ Diễn đàn Tương lai (DWIH NY) ở New York, và Campus Germany (EXPO 2020) ở Dubai được lấy cảm hứng từ cuộc đối thoại giữa con người và công nghệ.

Họ theo dõi phản ứng cảm xúc của khán giả bằng trí tuệ nhân tạo (AI), chia hình ảnh tâm trạng của đối tượng thành các mảng màu riêng lẻ theo thời gian thực và chiếu chúng lên tường thành một tác phẩm nghệ thuật. Đây giống như một trò chơi lý thú giữa tinh thần, mỹ học và công nghệ AI.

Cặp đôi nghệ sĩ kết nối Việt Nam và Đức - Ảnh 2.

Juliana Vrady (bên trái) và Andrey Vrady (bên phải) tại sự kiện

Juliana và Andrey cho biết, ý tưởng đằng sau những tác phẩm sắp đặt tương tác của họ đến từ cuộc đối thoại giữa con người và trí tuệ nhân tạo.

"Chúng tôi luôn cố gắng tìm kiếm sự đồng cảm giữa hai đối tượng này," cặp đôi chia sẻ.

RMIT kết nối nghệ thuật Việt Nam và thế giới

Trong khuôn khổ chương trình VFCD 2022, Đại học RMIT Việt Nam đã mời hai nghệ sĩ Đức đến Việt Nam với mục đích nâng cao kiến thức và kỹ năng của khán giả trong nước, về lĩnh vực nghệ thuật kết hợp khoa học. Sự kiện là một cách hiệu quả để tăng cường hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và các nước khác.

"Có rất nhiều nghệ sĩ quốc tế mang đến các hoạt động đáng chú ý trong VFCD năm nay. Đây là một hành trình thú vị! Hãy hợp tác bằng cách thực hiện các dự án liên ngành lớn và hấp dẫn cùng nhau", Juliana và Andrey hào hứng chia sẻ.

"Điều thúc đẩy chúng tôi tham gia VFCD 2022 là sự chia sẻ, chúng tôi vô cùng thích thú khi được giao lưu với các nghệ sĩ và nhà thiết kế trẻ đến từ Việt Nam.

VFCD mang đến cho chúng tôi những cơ hội rất lớn, đặc biệt là gặp gỡ các gương mặt nổi bật trong cộng đồng nghệ thuật và thiết kế, cũng như (tại sao không?) cùng nhau thực hiện những dự án lớn trong tương lai", bộ đôi cho biết.

Juliana và Andrey đều đồng ý rằng nghệ thuật có thể mang đến nhiều thay đổi cho Việt Nam trong thời gian tới.

"Với sự quan tâm không nhỏ dành cho nghệ thuật tại Việt Nam, chúng tôi muốn hiểu về nó sâu sắc hơn nữa", họ nhận xét.

Cặp đôi nghệ sĩ kết nối Việt Nam và Đức - Ảnh 3.

Cặp đôi mang đến một buổi đối thoại và một chuỗi workshop cho khán giả

Tiếp nối buổi trò chuyện, Juliana và Andrey tiếp tục mang đến chuỗi workshop Nghệ thuật và Khoa học từ ngày 22 đến 24-11, để giúp khán giả có cái nhìn bao quát hơn về loại hình nghệ thuật kết hợp đa ngành này, bao gồm lịch sử, quản lý dự án và hiện thực hóa.

Mỗi workshop sẽ trình bày từng chủ đề nhất định và từng bước giúp người tham gia hoàn thiện một dự án độc đáo, phối hợp giữa sáng tạo và công nghệ.

Đại học RMIT ra mắt chương trình thạc sĩ mới Đại học RMIT ra mắt chương trình thạc sĩ mới

Hai chương trình thạc sĩ trí tuệ nhân tạo (AI) & thạc sĩ an toàn thông tin (Cyber Security) sẽ được đại học RMIT Việt Nam đưa vào giảng dạy từ tháng 6-2022 với nhiều suất học bổng hấp dẫn trị giá lên tới hơn 400 triệu đồng/suất.

P.Q
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp