17/10/2018 09:00 GMT+7

Cấp cứu tim mạch: cuộc chiến giữa ranh giới sinh tử

S.C
S.C

TTO - Bệnh tim - mạch luôn là "sát thủ" đáng gờm. Giành lại được sự sống cho bệnh nhân thực sự giống như một trận chiến gay cấn mà quyết định phải đưa ra phải vừa nhanh chóng vừa chính xác.

Cấp cứu tim mạch: cuộc chiến giữa ranh giới sinh tử - Ảnh 1.

Bác sĩ Huỳnh Ngọc Long - Trưởng khoa Tim mạch bệnh viện FV (bên phải) - đang thực hiện ca mổ tại phòng Cathlab

Nằm ở phòng hồi sức, cụ Lê Thị Hết (67 tuổi, ngụ TP.HCM) cảm giác giống như mình đã đi một vòng trở về từ cửa tử. Cơn khó thở vì suy tim đã không còn đe dọa cụ, thay vào đó là niềm vui lấp lánh cùng lời cảm ơn giản dị dành cho những y bác sĩ đã cứu chữa cho mình.

"Cú đột kích" suy tim lúc nửa đêm

Cụ Hết nhớ lại cảm xúc ngày nhập viện. Khi đó, khi đang ở nhà con gái thì cụ Hết bị một cơn khó thở chưa từng trải qua ập đến. Cụ bảo: "Đấy là lần đầu tiên tôi bị. Mệt dữ lắm, thở không được". Con gái cụ vội vàng chở mẹ đến bệnh viện lúc 23h30 và được các bác sĩ ngay lập tức cấp cứu trong đêm.

Cầm kết quả chẩn đoán trên tay, các bác sĩ đánh giá đây là một ca khó, khá phức tạp. Cụ Hết lớn tuổi, cộng thêm tiền sử mang nhiều bệnh trong người như cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu… mà trước đó lại không dùng thuốc đều đặn.

Bác sĩ Huỳnh Ngọc Long - Trưởng khoa Tim mạch của bệnh viện FV - người trực tiếp điều trị cho cụ Hết cho biết: "Bệnh nhân nhập viện với tình trạng tổn thương cả 3 nhánh động mạch vành, hẹp nặng. Trong đó nhánh lớn nhất bị hẹp lan tỏa từ đầu đến cuối, hai nhánh còn lại hẹp tới 90%". Cụ Hết đã có biểu hiện suy tim, tim bóp yếu, dòng chảy chậm… Các bác sĩ đánh giá, nếu cụ nhập viện trễ thêm một chút thì các bác sĩ sẽ không thể can thiệp được gì.

Chiến thuật cứu nguy của vị bác sĩ lão luyện

Bác sĩ Long cùng ekip của mình đã lập tức bàn thảo phương án điều trị cho bệnh nhân, không chỉ thời gian cấp bách mà chiến thuật đưa ra cũng phải chính xác. Lựa chọn mổ bắc cầu bị loại bỏ vì các mạch ở tim đều hẹp nặng. Còn nếu đặt stent thì phải đặt hết từ đầu đến cuối mạch, biến mạch trở thành một "thành trì bọc thép" thực sự.

Bác sĩ Trần Nhân Tuấn, người tham gia ca mổ cho biết: "Nếu bọc stent hết mạch thì sẽ để lại rất nhiều nguy cơ cho bệnh nhân về sau như bị huyết khối, các mạch nhánh bị che lại nên tỉ lệ tái hẹp sẽ khá cao".

Bằng kinh nghiệm dày dặn của mình qua hơn 10.000 ca mổ thông tim, bác sĩ Long đã lựa chọn phương án khéo léo, lái bệnh nhân ra khỏi khúc cua tử thần là thực hiện đặt stent xen kẽ với bóng phủ thuốc. Phương án thực hiện trước tiên trên hai mạch bị tổn thương ít hơn để vừa giảm gánh nặng, vừa có thể hỗ trợ cứu hẹp sau này cho mạch bị tổn thương nhiều nhất.

Ekip vừa động viên người nhà cụ Hết, vừa bắt tay vào thực hiện ca mổ. Bệnh nhân được mở hai đường truyền tĩnh mạch, dùng thuốc hồi sức để nâng huyết áp và bắt đầu can thiệp mạch vành, khai thông hai nhánh hẹp tương đối để mở đường cung cấp oxy cho tim. Hai stent được đưa vào cùng với bóng phủ thuốc và tình trạng bệnh nhân bắt đầu khá lên trông thấy: máu được lưu thông, huyết áp ổn định trở lại và chức năng tim có tiến triển tốt. Cụ Hết đã thoát khỏi tình huống nguy hiểm và được đưa trở lại phòng hồi sức trong sự vui mừng, xúc động khôn xiết của con gái cụ.

Một tuần sau, cụ thực hiện ca mổ thứ hai là đặt stent khắc phục mạch bị tổn thương nặng nhất. Ca mổ cũng diễn ra trong vòng một giờ và thành công tốt đẹp, chứng tỏ chiến thuật đúng đắn và chính xác của bác sĩ Long.

Cấp cứu tim mạch: cuộc chiến giữa ranh giới sinh tử - Ảnh 2.

Phòng Cathlab chất lượng chuẩn quốc tế với hệ thống máy Philips DSA FD20 thế hệ mới

Mỗi ca cấp cứu là một cuộc chiến thực sự

Thành công của một ca cấp cứu tim mạch quan trọng ở chỗ không chỉ cứu sống được bệnh nhân mà còn đảm bảo chất lượng sống của bệnh nhân sau này. Nhớ lại ca mổ ấn tượng, bác sĩ Tuấn chia sẻ: "Bệnh nhân được đặt tất cả 3 stent cho mạch gần và 2 bóng phủ thuốc cho mạch xa. Bóng phủ thuốc này vừa nong mạch mà còn có thuốc chống tăng sinh tế bài, giữ cho mạch máu của bệnh nhân không bị tái hẹp trong tương lai".

Ca mổ thành công tốt đẹp nhờ yếu tố nằm ở tay nghề, kinh nghiệm, phương án xử lý đúng đắn mà bác sĩ Long đưa ra. Tiếp đến là sự phối hợp ăn ý, kịp thời của toàn bộ ekip bệnh viện, dù lúc bệnh nhân nhập viện là vào nửa đêm. Nhân lực cùng với "vũ khí" hiện đại là phòng Cathlab đa chức năng, giúp các bác sĩ thực hiện thủ thuật khó, theo dõi tiến trình bệnh nhân từng bước… giúp chủ động được thời gian điều trị, là yếu tố quan trọng quyết định trong cấp cứu tim mạch cho bệnh nhân.

Sau ca mổ thứ hai một ngày, gương mặt cụ Hết đã tươi tỉnh trở lại. Cụ mỉm cười nói lời cảm ơn đội ngũ y bác sĩ đã cứu mình: "Được các bác sĩ cứu sống, tôi vui lắm. Hồi đó chồng tôi cũng bị như vậy nhưng vì ở quê, không kịp mà qua đời. Tôi thì khỏe rồi, không còn lo lắng gì hết".

Từ tháng 5-2018, Bệnh viện FV đưa vào hoạt động Trung tâm Can thiệp tim mạch (Cathlab) với tổng số vốn đầu tư trên 1,6 triệu USD. Phòng Cathlab sở hữu hệ thống máy móc, công cụ hiện đại là "cánh tay đắc lực" giúp các bác sĩ chẩn đoán và cứu chữa kịp thời những ca bệnh lý nguy hiểm như tắc nghẽn mạch máu, phình động mạch, nhồi máu cơ tim, hở van tim…

Đặc biệt, đội ngũ bác sĩ Tim mạch của FV có nhiều năm kinh nghiệm với sự dẫn dắt của bác sĩ Trưởng khoa - Huỳnh Ngọc Long với hơn 10.000 ca can thiệp thành công giúp bệnh nhân có thêm lựa chọn đáng tin cậy để điều trị bệnh lý tim mạch tại bệnh viện đạt chuẩn quốc tế.

Số điện thoại cấp cứu: (028) 5411 3500.

S.C
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp