02/08/2024 12:06 GMT+7

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đang được chống ngập ra sao?

Tại nơi xảy ra ngập cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khoảng một năm trước, các đơn vị liên quan đang xây hai bức tường như đê để ứng phó sự cố tương tự lặp lại.

Bức tường bên phải tuyến được xây dựng kiên cố bằng đá chẻ, bê tông cốt thép, dài khoảng 100m để nối từ đầu dốc bên đây đến đầu dốc bên kia theo hình võng song song với tuyến chính cao tốc - Ảnh: ĐỨC TRONG

Bức tường bên phải tuyến được xây dựng kiên cố bằng đá chẻ, bê tông cốt thép, dài khoảng 100m để nối từ đầu dốc bên đây đến đầu dốc bên kia theo hình võng song song với tuyến chính cao tốc - Ảnh: ĐỨC TRONG

Liên quan vụ ngập cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây tại huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận xảy ra một năm trước, xác nhận với Tuổi Trẻ, ông Đặng Hùng Thái (giám đốc điều hành dự án) cho biết các đơn vị liên quan đang xây dựng hai bức tường kiên cố cùng trạm bơm để phòng chống ngập.

Những ngày này, các đơn vị liên quan đang làm hai bức tường chống ngập cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây tại lý trình Km25+400, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Tại vị trí này, một năm trước từng xảy ra ngập cục bộ khi mưa lớn kéo dài, nước sông Phan dâng cao.

Bức tường bên phải tuyến được xây dựng kiên cố bằng đá chẻ, bê tông cốt thép, dài khoảng 100m để nối từ đầu dốc bên đây đến đầu dốc bên kia theo hình võng song song với tuyến chính cao tốc - Ảnh: ĐỨC TRONG

Bức tường bên phải tuyến được xây dựng kiên cố bằng đá chẻ, bê tông cốt thép, dài khoảng 100m để nối từ đầu dốc bên đây đến đầu dốc bên kia theo hình võng song song với tuyến chính cao tốc - Ảnh: ĐỨC TRONG

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đang được chống ngập ra sao?- Ảnh 3.

Chia sẻ tại hiện trường, một cán bộ kỹ thuật cho biết việc xây dựng hai bức tường bên hông vị trí ngập cao tốc này diễn ra từ lâu. Vị cán bộ này tiết lộ cao độ bức tường này theo tính toán là khoảng 45,5m so với mực nước biển. Nếu tính từ vị trí cống ngang, bức tường xây cao nhất gần 2m - Ảnh: ĐỨC TRONG

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đang được chống ngập ra sao?- Ảnh 4.

Ngoài thi công hai bức tường, các đơn vị liên quan còn đào hố sâu làm hồ điều hòa bên cạnh tuyến chính cao tốc và hệ thống đặt trạm bơm nước - Ảnh: ĐỨC TRONG

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đang được chống ngập ra sao?- Ảnh 5.

Giám đốc điều hành dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây Đặng Hùng Thái thông tin việc xây dựng hệ thống tường ngăn, trạm bơm nước này là vấn đề phát sinh sau khi xảy ra vụ ngập một năm trước. Theo ông Thái, việc xây dựng này do các đơn vị liên quan như tư vấn thiết kế, nhà thầu xây dựng cùng chung tay làm, không sử dụng nguồn ngân sách từ dự án - Ảnh: ĐỨC TRONG

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đang được chống ngập ra sao?- Ảnh 6.

Nói về nguyên lý hoạt động, ông Thái chia sẻ khi bình thường, nguồn nước vẫn thoát theo tự nhiên như thiết kế ban đầu của dự án. Khi xảy ra mưa lũ, nước sông dâng cao, hệ thống này mới vận hành - Ảnh: ĐỨC TRONG

Khi nước dâng cao, hệ thống chống ngập này chỉ cho chảy một chiều từ bên trong dự án ra ngoài sông và ngăn tràn vào. Nếu mưa lũ làm nước sông dâng quá cao, nguồn nước thoát bên dự án gom vào một hồ điều hòa. Từ hồ điều hòa, hai máy bơm công suất lớn sẽ hút ra ngoài bức tường - Ảnh: ĐỨC TRONG

Khi nước dâng cao, hệ thống chống ngập này chỉ cho chảy một chiều từ bên trong dự án ra ngoài sông và ngăn tràn vào. Nếu mưa lũ làm nước sông dâng quá cao, nguồn nước thoát bên dự án gom vào một hồ điều hòa. Từ hồ điều hòa, hai máy bơm công suất lớn sẽ hút ra ngoài bức tường - Ảnh: ĐỨC TRONG

Trước đó, rạng sáng 29-7-2023, tại lý trình Km25+400 cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đã xảy ra ngập cục bộ, xe cộ ùn tắc. Theo báo cáo của chủ đầu tư, nguyên nhân ban đầu nước ngập tràn cao tốc do cùng thời điểm khu vực tỉnh Bình Thuận mưa lớn kéo dài, nước sông Phan dâng cao kết hợp nước thượng lưu đổ xuống miệng cống ngang. Đoạn ngập dài 100m, vị trí sâu nhất 1m - Ảnh tư liệu TTO

Trước đó, rạng sáng 29-7-2023, tại lý trình Km25+400 cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đã xảy ra ngập cục bộ, xe cộ ùn tắc. Theo báo cáo của chủ đầu tư, nguyên nhân ban đầu nước ngập tràn cao tốc do cùng thời điểm khu vực tỉnh Bình Thuận mưa lớn kéo dài, nước sông Phan dâng cao kết hợp nước thượng lưu đổ xuống miệng cống ngang. Đoạn ngập dài 100m, vị trí sâu nhất 1m - Ảnh tư liệu TTO

Bộ Giao thông vận tải đã mời các chuyên gia ngành cầu đường và thủy văn đến khảo sát, bàn giải pháp chống ngập. Ban đầu, chủ đầu tư yêu cầu đơn vị thiết kế vị trí xảy ra ngập thanh thải tạm thời lòng sông Phan để nước thoát nhanh chóng. Về sau, các đơn vị xây dựng hai bức tường này kiên cố hơn để phòng chống ngập trở lại - Ảnh: ĐỨC TRONG

Bộ Giao thông vận tải đã mời các chuyên gia ngành cầu đường và thủy văn đến khảo sát, bàn giải pháp chống ngập. Ban đầu, chủ đầu tư yêu cầu đơn vị thiết kế vị trí xảy ra ngập thanh thải tạm thời lòng sông Phan để nước thoát nhanh chóng. Về sau, các đơn vị xây dựng hai bức tường này kiên cố hơn để phòng chống ngập trở lại - Ảnh: ĐỨC TRONG

Ngập cao tốc, nghẽn niềm tinNgập cao tốc, nghẽn niềm tin

Không chỉ những người phải khựng lại giữa cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây vì lũ cắt đường mà rất nhiều người dân khác đã và chưa từng đi trên cao tốc cũng sững sờ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp