08/10/2014 14:39 GMT+7

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai nứt: chuyện đã rồi?

TTO tổng hợp
TTO tổng hợp

TTO - Trước khi thi công cao tốc Nội Bài - Lào Cai, có khảo sát cẩn thận tình trạng địa chất hay khi sự đã rồi mới rút ra kết luận đất yếu trên đá dốc 300?

Vết nứt dài 75 m xuất hiện trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai (ảnh VEC)

Đó là những thắc mắc của bạn đọc trước lời giải thích của ông Lê Kim Thành - Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC) - tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ GTVT chiều 7-10 về lý do cao tốc Nội Bài - Lào Cai. 

Theo ông Thành, qua đánh giá hiện trạng vết nứt và khoan khảo sát bổ sung 8 lỗ tại khu vực vết nứt cho thấy tại vị trí Km83+025 (vị trí trung tâm của vết nứt) có bất thường về địa tầng.

Cụ thể, tại đây không xuất hiện lớp đất có khả năng chịu tải tốt, như vị trí kề đó tại vị trí Km83, mà là lớp đất yếu (bụi dẻo lẫn hữu cơ) nằm trực tiếp trên nền đá có độ dốc ngang ra phía ngoài gần 30 độ, và đã xuất hiện hiện tượng trượt sườn, đáy khối trượt xuất hiện ở khu vực tiếp giáp giữa đất yếu và đá gốc làm mất ổn định và gây ra nứt mặt đường...

Cấu tạo địa tầng tại vị trí này đã không được phát hiện ở bước lập bản vẽ thi công xử lý đất yếu do nằm giữa 2 mặt cắt khoan khảo sát địa chất (nằm giữa các lỗ khoan).

(Trích từ bản tin Cao tốc Nội Bài - Lào Cai nứt: đất yếu trên đá dốc 300)

Bạn đọc Trần Van Đạo đặt câu hỏi: Như vậy chủ đầu tư không có khảo sát địa chất hay sao mà bây giờ mới có kết luận như vậy. Hay là do bệnh thành tích: dài nhất, nhanh nhất, rẻ nhất?

Cùng câu hỏi là bạn đọc PVHua: Cao tốc Nội Bài - Lào Cai nứt: đất yếu trên đá dốc 30? Không lẽ khi thiết kế không nêu ra điều này, đến khi thi công xong rồi mới biết độ dốc 30 độ? Thật là quá lạ! 

Bạn đọc Tuấn Anh cũng đặt vấn đề: Làm đường cao tốc mà không kiểm tra địa chất và lên phương án trước mà cứ làm? Tốn hàng tỷ đồng tiền thuế rồi đổ cho đất yếu dễ vậy sao? Trình độ thi công yếu đến mức như vậy mà đòi làm được cao tốc sao?

Bạn đọc Dân Đen nêu thẳng: Không đổ thừa cho ai cả. Đơn vị thi công, đơn vị khảo sát thiết kế phải chịu trách nhiệm. Các công ty làm ăn cẩu thả, thiếu trách nhiệm.

Bạn đọc Nguyên Hùng viết: Tôi thiết nghĩ nếu giá trị con đường này là cấp 3 đồng bằng hoặc cấp 4 miền núi thì có thể chấp nhận lún, nứt được. Nhưng đây là đường cao tốc đắt tiền, cấp 1, không thể biện bạch cho địa chất, đường dốc. Việt Nam có hàng ngàn đường dốc đứng 10% sao không trượt, nứt. Tóm lại đơn vị thi công và chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm hoàn toàn, không biện bạch.

Bạn đọc 6613cong cũng viết: "Theo ông Thành, qua đánh giá hiện trạng vết nứt và khoan khảo sát bổ sung 8 lỗ tại khu vực vết nứt cho thấy tại vị trí Km83+025 (vị trí trung tâm của vết nứt) có bất thường về địa tầng"!

"Nói vậy thì khâu khảo sát, thiết kế trước đây để làm gì nhỉ? Và sẽ còn bao nhiêu chỗ "có bất thường về địa tầng" nữa?"

Bạn đọc Chú Chính (chuchinh@...) chia sẻ: Tôi nói đây không phải tại bị cái gì cả, mà nó tại bị" làm ăn ẩu tả, thiếu trách nhiệm.... nên mới có việc nứt, hư như thế. 

Một cách chua chát, bạn đọc Hoàng (tucsgl@...) viết: Chết đói là do lúc chết không ăn. Cháy là do lửa gần chất dễ cháy. Vỡ đập thủy điện là do nước mưa tràn về nhiều làm vỡ chỗ yếu nhất. Vỡ ống nước là do nước. Đường lún là do đất yếu. Xe của tôi biển số giả là do lái xe... Còn tôi thì làm đúng quy trình!

TTO tổng hợp
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp