​Cao thủ... ăn xin

NGUYỄN THỊ BÍCH NHÀN
NGUYỄN THỊ BÍCH NHÀN

Tôi sinh ra ở đồng nhưng giờ thì thành một công dân của xóm núi. Xóm núi đìu hiu, đất đai khô khốc, cỗi cằn. Cây gì trồng xuống cũng khẳng khiu, còi cọc.

Đất ở đây khó lòng mà nuôi nổi người. Trồng mì, trồng mía cực nhọc vậy nhưng không tránh khỏi bài ca được giá mất mùa, được mùa mất giá. Nghèo khổ đeo bám nên người dân cứ quay mòng mòng với cơm áo, tối mắt tối mũi.

Xóm tôi có chị câm nuôi đứa con câm. Căn nhà rách rưới, rệu rạo. Hằng ngày hai mẹ con lên nương cuốc cỏ, nhổ mì. Chủ trả nhiêu nhận nhiêu. Xóm tôi còn có người đàn ông khố rách nhưng gà trống nuôi con.

Trưa nắng chang chang chỉ độc cái quần đùi đứng giữa đám mía mà chặt mà vác, kiếm từng đồng tiền cho con đến lớp. Tôi vẫn đem những tấm gương như thế và dạy học trò mình bài học về lòng tự trọng. Tôi ngưỡng mộ những nhân cách như thế, nghèo sạch rách thơm. Lòng tự trọng không cho phép người ta chờ bố thí.

Nhưng... Tuần rồi tôi xuống phố, ghé lại siêu thị mua ít đồ lặt vặt. Bước ra cửa ngồi uống nước, ly nước mía chưa được cô chủ đem ra thì có một nhóc lại xin tiền. Nhìn cậu nhỏ đen nhẻm, hè không vui chơi lại phải đi ăn xin, ai mà chẳng động lòng. Cậu như con như cháu, như học trò, tôi móc cho đồng tiền lẻ. Cho nhỏ này xong lại có nhỏ khác tiến đến.

Nhủ lòng, cô giáo tiếc gì mấy ngàn đồng với học trò nghèo. Cho xong, hai cậu bé đều nói cảm ơn hẳn hoi rồi mới đi. Tôi ngồi nhìn theo bộ dạng thảm hại của cậu, tự dưng buột miệng nói theo: “Nhớ đội mũ, mang dép vào nha!”.

Cô chủ quán bê ly nước ra, lắc đầu bảo: “Đừng có cho. Không cho xuể đâu. Mùa hè không biết ở đâu ra mà trẻ nhỏ về phố ăn xin nhiều lắm. Cho đứa này, đứa kia thấy là lại liền. Chị bảo đội mũ, mang dép ư? Nó đội mũ, mang dép là bị ăn roi liền đấy!”. Tôi nghe vậy là hiểu, không nói thêm gì.

Cũng hôm đó, trong lúc lóng ngóng đứng đợi xe buýt thì có một người đàn ông tiến lại. Anh ta đi thẳng về phía tôi. Trông không thảm hại một chút nào. Chiếc áo thun bỏ trong quần, đội mũ lưỡi trai, bên hông là cái xách nhỏ. Bộ dạng ấy không giống một người ăn xin. Anh ta nói tự tin, rành rọt: “Em cho anh xin ít tiền.

Nói thiệt, giờ thì hết tự trọng tự ái, xấu hổ xấu cọp gì rồi. Anh chưa vợ chưa con, đi làm núi thì bị té nặng. Nằm viện mấy tháng nay, của nải để dành không còn ngàn nào, giờ hết tiền xe về nhà rồi. Nhà anh ở Đồng Xuân thôi. Sáng giờ xin được mười ngàn đồng rồi. Nhìn bộ dạng tử tế và cách ăn nói y như một người có nhân cách. Tôi tin răm rắp liền. Im lặng móc túi, đưa anh đủ số tiền đi xe buýt về Đồng Xuân.

***

Hôm qua về thăm nhà. Mấy chị trong xóm đi chợ về thì ngồi “buôn dưa lê” dưới gốc cây bưởi trước ngõ nhà mẹ tôi. Câu chuyện của mấy chị là anh K. ở xóm dưới.

Đàn ông đàn ang, sức dài vai rộng, nhưng sáng thì đóng thùng tử tế cắp cái xách nhỏ xuống thành phố xin tiền. Ăn xin chỉ vài năm mà nên nhà nên cửa. Con cái đứa nào cũng sắm cho xe riêng, chiều nào đi về cũng ghé đại lý chị B. mua những chục tờ vé số, tối còn lai rai nữa chớ. Coi ra nghề ăn xin vậy mà có đường ghê!

Tôi nghe xong câu chuyện của mấy chị thì nhớ lại người đàn ông xin tiền ở bến xe buýt. Tiếng thở dài của tôi chưa dứt thì nghe chị B. nói chan chát: “Thét rồi tui cũng hết dám xuống phố, đứng chỗ nào cũng gặp ăn xin, mà toàn hàng cao thủ thôi”.             

NGUYỄN THỊ BÍCH NHÀN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp